Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ - tỷ giá USD Vietcombank hôm nay
1. VCB - Cập nhật: 26/11/2024 01:59 - Thời gian website nguồn cung cấp | ||||
Ngoại tệ | Mua | Bán | ||
Tên | Mã | Tiền mặt | Chuyển khoản | |
AUSTRALIAN DOLLAR | AUD | 16,217.57 | 16,381.38 | 16,906.88 |
CANADIAN DOLLAR | CAD | 17,788.08 | 17,967.76 | 18,544.15 |
SWISS FRANC | CHF | 27,837.96 | 28,119.15 | 29,021.19 |
YUAN RENMINBI | CNY | 3,420.62 | 3,455.18 | 3,566.02 |
DANISH KRONE | DKK | - | 3,508.82 | 3,643.18 |
EURO | EUR | 25,970.41 | 26,232.74 | 27,394.35 |
POUND STERLING | GBP | 31,206.12 | 31,521.33 | 32,532.51 |
HONGKONG DOLLAR | HKD | 3,184.56 | 3,216.72 | 3,319.91 |
INDIAN RUPEE | INR | - | 300.55 | 312.56 |
YEN | JPY | 159.21 | 160.82 | 168.47 |
KOREAN WON | KRW | 15.67 | 17.41 | 18.89 |
KUWAITI DINAR | KWD | - | 82,415.60 | 85,710.29 |
MALAYSIAN RINGGIT | MYR | - | 5,643.43 | 5,766.50 |
NORWEGIAN KRONER | NOK | - | 2,266.64 | 2,362.87 |
RUSSIAN RUBLE | RUB | - | 231.92 | 256.74 |
SAUDI RIAL | SAR | - | 6,756.71 | 7,005.04 |
SWEDISH KRONA | SEK | - | 2,272.81 | 2,369.30 |
SINGAPORE DOLLAR | SGD | 18,462.56 | 18,649.05 | 19,247.29 |
THAILAND BAHT | THB | 653.42 | 726.02 | 753.82 |
US DOLLAR | USD | 25,167.00 | 25,197.00 | 25,506.00 |
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/4
Diễn biến tỷ giá tại thị trường trong nước
Trên thị trường trong nước, ghi nhận lúc 7h30 ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.020 đồng, tăng 15 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.171 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào - bán ra như sau:
Vietcombank: 24.760 đồng - 25.130 đồng.
Vietinbank: 24.800 đồng - 25.220 đồng.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, trong quý I năm nay, tỷ giá đã nóng hơn. Đây là một trong những vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm, điều hành tập trung.
Lý giải về áp lực tỷ giá, ông Tú cho biết Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa đưa ra thời điểm cụ thể có thể nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc hạ lãi suất. Giá trị đồng USD những ngày qua tăng rất cao, tác động đến các nước trên thế giới và trong khu vực vì vậy cũng tác động mạnh đến đồng tiền Việt Nam.
Bên cạnh đó, lãi suất của Việt Nam giảm rất mạnh trong thời gian qua, tạo nên chênh lệch lãi suất giữa USD và VND trên thị trường liên ngân hàng. "Điều này càng tạo sức ép cho tỷ giá nóng hơn", ông Tú nhấn mạnh.
Không những vậy, trong 3 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu tích cực nên nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu nhiều hơn giai đoạn trước.
Tuy nhiên với điều hành của NHNN, tỷ giá vẫn đang đảm bảo được ổn định, đảm bảo được thị trường ngoại tệ thông thoáng cũng như trạng thái ngoại tệ dương với các ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp và xuất nhập khẩu.
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu tích cực nên nhu cầu ngoại tệ nhiều hơn giai đoạn trước. (Nguồn: AP) |
Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới
Theo ghi nhận của TG&VN lúc 7h ngày 4/4, chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 104,23, giảm 0,59%.
Đồng USD giảm mang lại sự hỗ trợ cho đồng Yen Nhật trước dấu mốc quan trọng: 152 Yen/USD.
Các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Fed Jerome Powell trong bài phát biểu hôm 3/4 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các dữ liệu trước khi cắt giảm lãi suất - một động thái mà thị trường tài chính dự kiến sẽ xảy ra vào tháng 6 tới.
Đồng USD trong tuần này đã dao động quanh mức đỉnh kể từ tháng 11-2023, nhờ một loạt dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ.
Sản xuất trong tháng 3 đang tăng trưởng lần đầu tiên sau hơn 1 năm, số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do Mỹ sản xuất đã phục hồi nhiều hơn dự kiến, trong khi thị trường lao động vẫn kiên cường.
Các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 70 điểm cơ bản trong năm nay - ít hơn so với dự đoán của Ngân hàng Trung ương.
Trong khi đó, đồng yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 151,665 Yen/USD, phục hồi rất ít sau đợt sụt giảm vào tuần trước xuống mức thấp nhất trong 34 năm là 151,975, do sự thay đổi chính sách lịch sử của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Trong khi BOJ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, cam kết của các nhà hoạch định chính sách về việc tăng lãi suất chậm hơn nữa đã cản trở đồng yên, đặc biệt là trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn còn khá dài.
Nội tệ Nhật bản đã chịu áp lực trong nhiều năm khi lãi suất của Mỹ tăng lên và lãi suất của đất nước gần bằng 0. Các quan chức Nhật Bản đã tiếp tục nỗ lực đàm phán về đồng tiền này trong nhiều ngày.
Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ 3 lần vào tháng 9 và tháng 10/2022, bằng cách bán đồng USD để mua đồng Yen, khi đồng Yen trượt xuống mức thấp nhất trong 32 năm là 152.
Ở một diễn biến khác, đồng Euro tăng 0,6%, đạt mức 1,0834 USD và đồng Bảng Anh tăng 0,58%, hiện mức 1,2652 USD.