📞

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8: USD rớt thảm, Yen Nhật lên mức cao nhất trong 7 tháng

Việt An 08:22 | 06/08/2024
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8 ghi nhận USD tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh đồng Yen tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 tháng.

Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ - tỷ giá USD Vietcombank hôm nay

1. VCB - Cập nhật: 20/11/2024 16:27 - Thời gian website nguồn cung cấp
Ngoại tệMuaBán
TênTiền mặtChuyển khoản 
AUSTRALIAN DOLLARAUD16,180.3816,343.8216,868.15
CANADIAN DOLLARCAD17,739.3917,918.5818,493.43
SWISS FRANCCHF28,054.8628,338.2529,247.37
YUAN RENMINBICNY3,419.223,453.753,564.55
DANISH KRONEDKK-3,544.553,680.28
EUROEUR26,241.4726,506.5327,680.33
POUND STERLINGGBP31,400.6831,717.8632,735.41
HONGKONG DOLLARHKD3,180.053,212.173,315.22
INDIAN RUPEEINR-300.06312.05
YENJPY158.24159.84167.44
KOREAN WONKRW15.7817.5419.03
KUWAITI DINARKWD-82,516.6285,815.53
MALAYSIAN RINGGITMYR-5,626.825,749.54
NORWEGIAN KRONERNOK-2,269.242,365.59
RUSSIAN RUBLERUB-240.30266.01
SAUDI RIALSAR-6,745.966,993.92
SWEDISH KRONASEK-2,280.952,377.80
SINGAPORE DOLLARSGD18,517.1318,704.1719,304.23
THAILAND BAHTTHB650.25722.50750.17
US DOLLARUSD25,170.0025,200.0025,499.00

Diễn biến tỷ giá tại thị trường trong nước

Trên thị trường trong nước, ghi nhận của TG&VN lúc 7h30 ngày 6/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 24.241 đồng, giảm 1 đồng.

Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào - bán ra như sau:

Vietcombank: 24.900 đồng - 25.270 đồng.

Vietinbank: 24.780 đồng - 25.230 đồng.

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8: USD rớt thảm, Yen Nhật lên mức cao nhất trong 7 tháng. (Nguồn: Getty Images)

Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới

Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (Euro, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 102,67, giảm 0,52%.

Đồng USD tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh đồng Yen tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 tháng, vì một loạt dữ liệu kinh tế tuần trước đã làm dấy lên triển vọng về sự suy thoái kinh tế của Mỹ cùng triển vọng về các đợt cắt giảm lãi suất lớn hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

So với đồng Yen, đồng USD đã giảm 2,04%, xuống mốc 143,5, gần mức thấp nhất trong năm.

Ở một diễn biến khác, đồng EUR tăng 0,37%, đạt mức 1,095 USD, sau khi tăng lên mức 1,1009 USD, mức cao nhất kể từ ngày 2/1.

Dữ liệu việc làm yếu hơn dự kiến của Mỹ, cùng với báo cáo thu nhập ảm đạm từ các công ty công nghệ lớn và mối lo ngại gia tăng về nền kinh tế Trung Quốc, đã gây ra đợt bán tháo toàn cầu đối với cổ phiếu, dầu mỏ và các loại tiền tệ có lợi suất cao trong tuần qua, khi các nhà đầu tư tìm kiếm nhu cầu trú ẩn an toàn từ tiền mặt.

Việc bán tháo tiếp tục diễn ra vào ngày 5/8, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm, chỉ số chứng khoán giảm và đồng USD mất giá.

Adam Button, nhà phân tích tiền tệ chính tại ForexLive nhận định: “Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, bất cứ khi nào có khủng hoảng trên thị trường, rõ ràng là có quá nhiều đòn bẩy và mọi người đều đổ xô vào cùng một loại giao dịch”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc đã giảm mạnh kể từ tuần trước, sau khi Fed tiến hành giữ nguyên lãi suất chính sách trong phạm vi hiện tại là 5,25-5,50%, trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell hé lộ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới.

Helen Given, nhà giao dịch ngoại hối tại Monex USA ở Washington nhấn mạnh: “Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào cuối tuần trước đã gây sốc đối với các nhà giao dịch và thị trường dấy lên lo ngại về viễn cảnh suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ".

Trong khi đó, đồng Yen Nhật tăng vọt khi các nhà giao dịch tích cực tháo gỡ các giao dịch chênh lệch lãi suất.

Vào ngày 5/8, hợp đồng tương lai quỹ Fed phản ánh gần 100% khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 của Ngân hàng trung ương, theo công cụ CME FedWatch.

Ông Given cho hay: “Việc bán tháo cổ phiếu Nhật Bản trong phiên giao dịch châu Á đã khiến thị trường hoảng sợ, cùng với sự phục hồi của đồng Yen và chúng ta có thể đang chứng kiến cái gọi là ‘vòng xoáy hoảng loạn' mà nhiều người lo ngại".