TIN LIÊN QUAN | |
Israel phối hợp cùng Việt Nam đổi mới sáng tạo ngành nước | |
EU đề xuất dự luật tiếp cận nước sạch |
Thông tin vừa được đưa ra tại Hội thảo về ngành nước VIETWATER 2018 với chủ đề "Quản lý nước thông minh hướng tới phát triển bền vững" ngày 8/8 tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng.
Hội thảo nằm trong chuỗi chương trình sự kiện trước thềm Triển lãm VIETWATER 2018 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ 7 - 9/11, dự kiến thu hút sự tham gia của 500 đơn vị đến từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cho biết: Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song ngành nước Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập, đặc biệt là đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: Gia tăng dân số đô thị, ngân sách hạn hẹp, năng lực quản lý vận hành, ô nhiễm nguồn nước, những cực đoan của biến đổi khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, úng ngập, xâm nhập mặn...
Trước những hạn chế, khó khăn và thách thức đó, ngành nước Việt Nam đã và đang tập trung ưu tiên hơn cho việc đổi mới chính sách, thu hút các nguồn lực cho đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn lực, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới. Một số doanh nghiệp đầu đàn đã áp dụng nhiều giải pháp quản lý nước thông minh hướng tới cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0.
Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: UBM Asia) |
“Để nhân rộng và giúp các doanh nghiệp cấp thoát nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ cấp thoát nước thì việc đẩy mạnh áp dụng các giải pháp quản lý nước thông minh hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu và hết sức cần thiết”, ông Cao Lại Quang nhấn mạnh.
Theo TS. Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), cả nước hiện có hơn 500 hệ thống cấp nước đô thị với tổng công suất 8,7 triệu m3/ngày đêm. Hiện có 85,5 dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung; 70% hệ thống cấp nước đô thị đảm bảo cấp nước 24/24h và 30% còn lại chỉ cấp từ 8-20h/ngày đêm. Đáng chú ý, tỷ lệ thất thoát nước sạch tại Việt Nam vẫn cao, bình quân 22,5%.
“Quản lý nước bền vững là một phần của sự phát triển bền vững; đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai. Để đạt được quản lý nước bền vững đòi hỏi có một cách tiếp cận đa ngành và toàn diện, trong đó có liên quan đến kỹ thuật, môi trường, kinh tế, cảnh quan, xã hội và văn hóa”, TS. Mai Thị Liên Hương khẳng định.
Theo ông Paul Smith - Giám đốc Hợp tác quốc tế (Hội nước Australia) cho rằng, các đối tác trong khối tư nhân có thể mang lại những cải tiến cho ngành nước. Tuy nhiên, phần lớn những cải cách lại chỉ tập trung vào cơ chế, quy định, trong khi vẫn tồn tại nhiều thách thức. Ông Paul Smith gợi ý Việt Nam nên tham khảo hình thức mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển ngành nước. "PPP giúp Chính phủ làm được nhiều việc hơn mà không tốn nhiều nguồn lực; đặc biệt, PPP góp phần thúc đẩy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ", ông Paul Smith dẫn chứng.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng tích hợp công nghệ 4.0 vào các ngành công nghiệp là xu thế tất yếu của xã hội hiện nay. Với những cải tiến vượt trội, dựa trên nền tảng công nghệ số và các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, công nghệ 4.0 sẽ là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của ngành nước Việt Nam, bao gồm cả cấp thoát nước, lọc nước và xử lý nước thải.
Sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững ... |
Đan Mạch hỗ trợ đào tạo xử lý nước thải và cấp nước sạch tại Việt Nam Ngày 8/9, tại Hà Nội, Quỹ tài chính doanh nghiệp Danida Copenhagen thuộc Đan Mạch đã tổ chức Hội thảo khởi động chương trình “Đào ... |
Tài chính vi mô cho vệ sinh và nước sạch tại Vĩnh Long Dự án tín dụng vi mô thứ hai cho cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện Trà Ôn, tỉnh ... |