Ukraine có thể nhận tới 160 máy bay chiến đấu F-16 từ các đồng minh và đối tác. (Nguồn: Avia pro) |
Theo ông Dmytro Pletenchuk, việc bị mất đi 1/3 tổng số tàu chiến là một "đòn giáng nặng nề" với khả năng quân sự của Nga.
Tin liên quan |
Tên lửa lắp trên xe tăng Nga và khả năng tiêu diệt mọi phương tiện bọc thép của đối thủ |
Ông Pletenchuk cũng thông báo rằng, cuộc tấn công mới nhất tối 23/3 đã đánh trúng tàu đổ bộ Kostiantyn Olshansky mà Nga tịch thu của Ukraine từ năm 2014, hiện đang neo đậu tại ụ tàu ở Sevastopol trên bán đảo Crimea.
Về phần mình, phía Nga thông báo một cuộc tấn công lớn của Ukraine vào Sevastopol cuối tuần qua nhưng không thừa nhận bất kỳ thiệt hại nào đối với hạm đội Biển Đen.
Trong khi đó, cùng ngày, trang mạng quân sự của Nga Avia pro cho biết, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Na Uy có kế hoạch chuyển 160 chiếc chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine. Đây lànhững chiếc đã được hiện đại hóa theo chương trình MLU của Liên minh châu Âu (EU) lên các phiên bản AM/BM.
Lô 6 máy bay đầu tiên của Đan Mạch dự kiến sẽ được chuyển giao trước cuối tháng 5 và các đợt chuyển giao tiếp theo sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2024, điều này sẽ cho phép hình thành tối đa 5 phi đội.
Dự kiến năm 2025, Ukraine sẽ nhận thêm chiến đấu cơ F-16 từ Bỉ, Na Uy và số còn lại từ Đan Mạch.
Cũng ngày 26/3, trang mạng quân sự Army Recognition có trụ sở tại Bỉ đưa tin, tại Hội nghị an ninh và quốc phòng ở Ottawa, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair đã nhấn mạnh về sự hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng nhằm gia tăng sản xuất đạn dược tại Canada.
Trước đó, tại hội nghị ủng hộ Ukraine tổ chức tại Paris, Pháp, cách đây một tháng, ông Blair đã nêu ra cam kết chi 4,4 triệu đô la Canada (3,3 triệu USD Mỹ) để thúc đẩy sản xuất đạn pháo 155 mm được Ukraine rất ưa chuộng.
Mặc dù chưa thông báo lịch trình chính xác cho việc này, song đề cập trên của ông Blair phản ánh lập trường tích cực của Canada trong việc hỗ trợ các nỗ lực phòng thủ của Ukraine trong xung đột với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov từng nhấn mạnh vấn đề thiếu đạn dược nghiêm trọng, mô tả "cơn đói đạn dược" này đang đặt ra thách thức đáng kể cho lực lượng Ukraine khi xung đột ở nước này bước sang năm thứ 3.
| Tin thế giới 26/3: Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc 'nóng mặt' vì phương Tây Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. |
| Sản xuất tại nền kinh tế đầu tàu châu Âu đối mặt nhiều vận mệnh khác nhau, người dân mệt mỏi đi tìm ‘ánh sáng cuối đường hầm’ Các nhà điều hành trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, như thép và hóa chất, cũng như các chính trị gia, đã cảnh ... |
| Ngoại trưởng Ukraine: Thừa nhận uy lực thứ vũ khí Nga 'làm mưa làm gió' khiến Kiev mất ưu thế, vui vì tuyên bố điều quân của Tổng thống Pháp Ngày 25/3, tờ Politico đăng tải bài phỏng vấn với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, trong đó, nhà ngoại giao kêu gọi các đồng minh ... |
| Vụ tấn công khủng bố ở Nga: Nguy cơ vẫn hiện hữu, Moscow điểm danh một cơ quan Ukraine, sửa luật nhằm vào người nước ngoài Nhận định nguy cơ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Nga vẫn hiện hữu sau vụ việc kinh hoàng ngày 22/3, Moscow sẽ sửa ... |
| Dù quan hệ 'lục đục' vì xung đột ở Dải Gaza, Mỹ vẫn quyết khẳng định tình đồng minh 'sắt đá' với Israel Ngày 26/3, các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant trong bối gia tăng căng thẳng giữa ... |