Kế hoạch chấm dứt xung đột mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra có điểm chính là cung cấp khả năng tấn công tầm xa cho quân đội nước này. (Nguồn: Getty Images) |
Một số hãng truyền thông Mỹ ngày 17/11 đưa tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Theo báo Le Figaro, Pháp và Anh cũng cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của họ.
Tin liên quan |
Mỹ nhắc lại quan điểm về cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, Nga cảnh báo về chiến tranh trực tiếp với NATO |
Theo các nguồn tin giấu tên, Ukraine dự định thực hiện các đợt tấn công tầm xa đầu tiên trong những ngày tới, khả năng sẽ sử dụng tên lửa ATACMS có tầm bắn lên tới 306 km.
Hãng tin Sputnik dẫn thông điệp mà Tổng thống Ukraine Zelensky đăng tải trên Telegram cùng ngày nói về vấn đề này rằng: "Các cuộc tấn công không được thực hiện bằng lời nói. Những việc như vậy không được công bố. Tên lửa sẽ tự lên tiếng".
Tổng thống Zelensky thông báo thêm, kế hoạch tăng cường cho Ukraine chính là nội dung Kế hoạch chấm dứt xung đột mà ông đã trình bày với các đối tác, mà một trong những điểm chính là cung cấp khả năng tấn công tầm xa cho quân đội Ukraine.
Quyết định của chính quyền ông Biden làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột và hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh toàn cầu.
Từ Washington, tỷ phú Mỹ Elon Musk bày tỏ lo ngại về quyết định của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS tầm xa, nói rõ: "Vấn đề là Nga sẽ đáp trả tương tự".
Về phía Nga, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Leonid Slutsky cảnh báo, nếu xác nhận được việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa chiến thuật ATACMS tấn công Nga đồng nghĩa Washington tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine và do đó sẽ dẫn đến phản ứng cứng rắn nhất từ phía Moscow.
Hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rõ rằng, nếu phương Tây cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa được viện trợ để tấn công sâu lãnh thổ Nga, điều này đồng nghĩa Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can dự trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo đó, Nga sẽ buộc phải tiến hành điều mà Tổng thống Putin gọi là "những quyết định tương xứng" để ứng phó với những mối đe dọa mới.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski ngày 17/11 lên tiếng hoan nghênh những thông tin về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Washingon cung cấp tấn công vào Nga.
| NÓNG! Rầm rộ tin Mỹ-Anh-Pháp cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa, Moscow nói gì? Các nguồn tin tiết lộ, Mỹ, Anh và Pháp đã lần lượt cho phép Ukraine tiến hành sử dụng các vũ khí tầm xa mà ... |
| Nga nói có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, phương Tây cảnh báo Ukraine rằng Moscow 'đang chuẩn bị' Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện) LB Nga, ông Andrei Kartapolov, ngày 28/9 tuyên bố việc phương Tây cho ... |
| Khả năng quân Triều Tiên ở Nga: Mỹ tỏ nỗi lo, tuyên bố không 'trói tay' thêm Ukraine về vũ khí tấn công, Hàn Quốc đánh giá 'nghiêm trọng' Xoay quanh đồn đoán binh sĩ Triều Tiên có thể tham chiến cùng Nga trong xung đột với Ukraine, ngày 28/10, Mỹ và Hàn Quốc ... |
| Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng' Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung ... |
| Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga qua Ukraine tương đương 17 triệu m3 ... |