Ukraine khẳng định không nhượng bộ Nga để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. (Nguồn: AP) |
Ông Kuleba nhấn mạnh rằng, Ukraine không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào để gia hạn thỏa thuận. Theo ông, Moscow chứ không phải Kiev, nên tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
Thỏa thuận ngũ cốc được ký kết năm ngoái tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, có hiệu lực trong 6 tháng. Theo đó, Nga và Ukraine có thể xuất khẩu các sản phẩm sản khác nhau.
Tới nay, thỏa thuận đã được gia hạn ba lần. Các quan chức Nga nhiều lần chỉ trích thỏa thuận này vì không có yêu cầu chính nào của Moscow được đáp ứng.
Trong diễn biến khác, cùng ngày 3/7, Ukraine đã đưa Unilever - hãng sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ của Anh - vào danh sách "Những nhà tài trợ quốc tế cho xung đột" của nước này với lý do hãng tiếp tục thu lợi từ các hoạt động kinh doanh ở Nga.
Một tuyên bố cùng ngày của Cơ quan quốc gia về phòng chống tham nhũng Ukraine (NAZK) khẳng định, sự hiện diện của Unilever ở Nga và các khoản thuế đóng góp cho ngân sách của hãng đã hỗ trợ nền kinh tế và giúp Moscow tiếp tục chiến dịch chống lại Kiev.
Unilever, chủ sở hữu của các thương hiệu lớn bao gồm xà phòng Dove, kem Magnum và chất tẩy rửa sàn Cif, cho biết, đã ngừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Nga và chỉ cung cấp "thực phẩm hằng ngày và các sản phẩm vệ sinh được sản xuất tại Nga cho người dân nước này", đồng thời, nói thêm rằng "việc rút lui khỏi Nga không hề đơn giản".
Theo báo cáo kết quả của Unilever năm 2022, hoạt động kinh doanh tại Ngađã đem lại 2% lợi nhuận ròng cho hãng. Trường Kinh tế Kiev ước tính, năm ngoái, Unilever đã nộp ít nhất 331 triệu USD tiền thuế cho Nga.