TIN LIÊN QUAN | |
Thông báo số 2 về chương trình Xuân Quê hương 2020 | |
Xuân Quê hương 2020: Thả cá chép truyền thống và du Xuân trên quê hương Quan họ |
Là một trong những danh thắng nổi tiếng của vùng đất Kinh Bắc, Khu di tích Đền Đô (tức Cổ Pháp điện) nguyên là thái miếu của nhà Lý, được khởi công từ thế kỷ XI trên đất hương Cổ Pháp, nay là phương Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh).
Từ xa xưa, mảnh đất Cổ Pháp vốn được coi là nơi “địa linh nhân kiệt” với câu ca lưu truyền trong dân gian: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Đây cũng là nơi phát tích của nhà Lý - một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Khu di tích Đền Đô hiện là nơi thờ phụng 8 vị vua nhà Lý - những vị Vua có công khai sáng nền văn minh Đại Việt, mở đầu giai đoạn xây dựng nhà nước phong kiến độc lập tự chủ và phát triển cường thịnh nhất trong lịch sử dân tộc.
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Đền Đô, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Được xây dựng theo cấu trúc của “kinh đô” (nơi vua ở), Đền Đô có tổng diện tích 31.250 m2 với 21 hạng mục, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Với nhiều công trình kiến trúc như Nhà Văn Chỉ, Nhà Võ Chỉ, Hậu Cung, Nhà Tiền Tế, Nhà Thủy đình, Hồ Bán nguyệt, Khu nhà bia, Bức Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô)... Sự độc đáo trong kiến trúc ở Đền Đô không mang tính giá trị nghệ thuật cao và phần nào thể hiện đậm nét giá lịch sử và văn hoá của triều đại Lý nói riêng và văn hoá lịch sử dân tộc nói chung.
Ghi nhận những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Khu di tích Đền Đô, tháng 3/2015, cùng với Khu Lăng mộ các Vua nhà Lý, Đền Đô đã được xếp hạng "Di tích quốc gia đặc biệt".
Sau lễ dâng hương, đoàn kiều bào đã thực hiện nghi lễ thả cá phóng sinh tại Hồ Bán Nguyệt (Khu di tích Đền Đô, Bắc Ninh).
Đoàn kiều bào đã thực hiện nghi lễ thả cá phóng sinh tại Hồ Bán Nguyệt (Khu di tích Đền Đô, Bắc Ninh). (Ảnh: Trung Hiếu) |
Theo ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bắc Ninh là vùng đất có nhiều văn hóa di sản và năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 1010 năm vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng long. Do đó, việc tổ chức lễ dâng hương và thả cá phóng sinh tại Khu di tích Đền Đô "là dịp để để bà con hiểu thêm về quê hương đất nước", ông Nghị nhấn mạnh.
Lần thứ 4 về tham dự Xuân Quê hương, Sư cô Thích Nữ Giới Tánh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc bày tỏ cảm xúc vui mừng khi chứng kiến sự đổi thay, phát triển của Việt Nam.
Sư cô Thích Nữ Giới Tánh chia sẻ, cũng giống như bao kiều bào khác, càng đi xa đất nước thì càng nhớ về Tổ quốc hơn. “Dù ở xa quê nhưng tôi cũng giống như tất cả những kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài luôn cầu nguyện cho Việt Nam được bình an, mạnh khỏe, ấm no và hạnh phúc”, Sư cô Thích Nữ Giới Tánh tâm sự khi tham dự lễ dâng hương và thả cá chép tại Đền Đô.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Đền Đô - nơi phát tích của nhà Lý, một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Sau hoạt động tại Khu di tích Đền Đô, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu dự Xuân Quê hương 2020 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc.
Chiều 18/1, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp đoàn kiều bào.
Nhóm PV tiếp tục cập nhật các hoạt động của đoàn kiều bào tiêu biểu dự chương trình Xuân Quê hương 2020.
Doanh nhân kiều bào hiến kế cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh Ngày 26/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội bên lề Chương trình "Xuân Quê hương 2019", Báo Thế giới & Việt Nam ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt kiều bào dự Xuân quê hương 2019 Chiều 26/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu kiều bào dự Chương trình ... |
Mặt trận là khối đoàn kết toàn dân, trong đó có bà con kiều bào góp phần xây dựng đất nước Phát biểu tại buổi gặp mặt kiều bào dự Xuân quê hương 2019 tới thăm cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sáng ... |