Ukraine nói vẫn chưa nhận được chiếc F-16 nào sau 18 tháng hứa hẹn về việc chuyển giao chiến đấu cơ này. (Nguồn: AP) |
Trước đó, cơ quan báo chí Nhà Trắng công bố tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Đan Mạch, Hà Lan và Mỹ nêu rõ, các nước phương Tây có kế hoạch cung cấp cho Ukraine các phi đội máy bay chiến đấu F-16. Phi công Ukraine sẽ có thể sử dụng F-16 vào mùa Hè này và quá trình chuyển giao máy bay đã bắt đầu.
Tin liên quan |
Ba Lan xem xét bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine |
Trong khi đó, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 4 tại London, ông Zelensky đã một lần nữa kêu gọi các đồng minh phương Tây bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga trong không phận Ukraine.
Lời kêu gọi được nhà lãnh đạo Ukraine đưa ra không dưới 1 lần, kể từ khi các nước phương Tây làm điều tương tự với các thiết bị bay không người lái của Iran trong cuộc tấn công gần đây vào Israel.
Tuy nhiên, Tờ Die Zeit của Đức cho hay, Thủ tướng nước này Olaf Scholz đã bác bỏ yêu cầu trên, nói rõ: “Tôi thấy việc đồng ý về các bước đi như vậy là không thể thực hiện được. Mỹ cũng có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề này”.
Vào cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, Berlin và các đồng minh khác không thảo luận một cách nghiêm túc về khả năng bắn hạ tên lửa hoặc thiết bị bay không người lái của Nga trên không phận Ukraine vì điều này đồng nghĩa với việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Hôm 14/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg nhắc lại rằng, liên minh quân sự này sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, theo đó NATO không hỗ trợ Ukraine trong việc bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga.
Hồi đầu tháng 7, Ba Lan và Ukraine đã ký hiệp ước hợp tác an ninh 10 năm, bao gồm một điều khoản về cơ chế cho phép Warsaw bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga đang hướng tới Ba Lan khi chúng ở trong không phận Ukraine.
Cố vấn Truyền thông An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã phản đối ý tưởng này, cho biết chính quyền của Tổng thống Biden không muốn thấy xung đột leo thang do Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga trên không phận Ukraine.
Liên quan việc ứng cử viên tổng thống Donald Trump lựa chọn một người hoài nghi về việc hỗ trợ Kiev làm liên danh tranh cử tổng thống Mỹ, tại Hội nghị EPC, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nhấn mạnh, việc Washington duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine là "cực kỳ quan trọng".
Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm nói rõ: "Đây phải là một nỗ lực chung giữa Bắc Mỹ và châu Âu và Washington cho đến nay là đồng minh lớn nhất. Vì vậy, tôi kỳ vọng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine".
Về phía Ukraine, ông Zelensky nhấn mạnh, Kiev sẵn sàng hợp tác với bất kỳ chính phủ nào ở Mỹ dù nói rằng, nếu ông Trump tái đắc cử, công việc sẽ khó khăn.
| Tin thế giới 17/7: Nga tung siêu bom tấn vào mặt trận, Hungary đã quen với 'cuộc tấn công' của EU, Iran gạt phăng cáo buộc về vụ ám sát ông Trump Tình hình xung đột ở Ukraine, quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) với nước thành viên Hungary, phiên họp mở của Hội đồng ... |
| Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu: Thủ tướng Anh kỳ vọng thiết lập lại quan hệ với EU, cơ hội hàn gắn cùng Ireland Ngày 18/7 (giờ địa phương), Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) sẽ diễn ra tại Cung điện Blenheim, Anh, trong bối cảnh ... |
| Giữa lúc Hungary bị EU tẩy chay, một nước thành viên khác khẳng định không quay lưng, Ukraine kêu gọi đoàn kết Slovakia khẳng định sẽ không tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Hungary, trong khi Budapest ... |
| Lần đầu tiên sau gần 7 năm, một ngoại trưởng Canada bất ngờ thăm Trung Quốc: Bước 'hàn gắn' quan trọng Mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Canada Melanie Joly tới Bắc Kinh từ ngày 18-20/7 ... |
| Đồng minh trung thành của Tổng thống Macron tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Pháp Ngày 18/7, các nhà lập pháp tại Quốc hội Pháp đã trao cho chính trị gia trung dung Yeael Braun-Pivet, một đồng minh trung thành ... |