Nhỏ Bình thường Lớn

Ukraine từ chối vai trò 'cầu nối' khí đốt Nga, Moscow mất 4,5 tỷ USD mỗi năm, EU không hề hấn?

Ukraine sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt kéo dài 5 năm với Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu. Hợp đồng sẽ hết hạn vào cuối năm nay, khiến các nước nhận khí đốt Moscow qua Kiev phải tìm kiếm giải pháp thay thế.
(Nguồn: The Moscow Times)
Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. (Nguồn: The Moscow Times)

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Na Uy đã vượt qua Moscow để trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống hàng đầu của châu Âu. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các nước khác.

Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024.

Tuy nhiên, năm ngoái, lượng khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine đã giảm 28,4%, xuống còn 14,646 triệu m3.

Tin liên quan
Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang 'nắm trong tay' gần 1 tỷ USD của Nga

Hồi tháng 3/2024, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông tin: “Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi không có kế hoạch ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào hoặc gia hạn thỏa thuận hiện tại này”.

Nga thiệt hại thế nào?

Theo dữ liệu của Gazprom, Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. Ước tính này dựa trên giá khí đốt trung bình sang châu Âu là 320 USD/1.000 m3. Xuất khẩu hàng ngày của nước này qua Ukraine sang châu Âu hiện ở mức hơn 40 triệu m3.

Nếu Kiev không gia hạn thỏa thuận, Moscow có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.

Gazprom đặt mục tiêu tăng doanh số bán khí đốt cho Trung Quốc. “Gã khổng lồ” khí đốt này bắt đầu chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia vào cuối năm 2019.

Ukraine ung dung

Về phía Ukraine, nước này đã không nhập khẩu khí đốt trực tiếp từ Nga kể từ năm 2015 mà sử dụng hệ thống trung chuyển để cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Hệ thống duy trì mức áp suất cho cả nguồn cung cấp trong nước và châu Âu.

Kiev có kinh nghiệm trong việc quản lý việc ngừng hoạt động vận chuyển. Điều này từng xảy ra vào năm 2006, 2009 và quốc gia này đã thử nghiệm để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động nếu nguồn cung từ Nga chấm dứt.

Các quan chức năng lượng Ukraine và các nguồn tin trong ngành đã nhiều lần cho biết, không có mối đe dọa nào đối với đất nước nếu chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga.

Máy nén khí của Kiev có thể bơm khí đốt từ các cơ sở lưu trữ ở phía Tây sang phía Đông.

EU đã có cách

Trong khi đó, hầu hết các quốc gia EU đã giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt. Những quốc gia nhận khí đốt chính trước đây qua Ukraine bao gồm Áo, Slovakia, Italy, Hungary, Croatia, Slovenia và Moldova.

Hiện tại, Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi các nước khác đã đa dạng hóa nguồn cung và thực hiện các bước để giảm nhu cầu.

Trong khi đó, trong năm 2023, Moldova đã nhập toàn bộ khí đốt từ các thị trường châu Âu.

Một nghiên cứu của Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia cho biết, nhập khẩu khí đốt Nga của Croatia hiện ở mức tối thiểu và của Slovenia đã giảm xuống gần bằng 0.

Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson cũng khẳng định: “Các nguồn cung cấp thay thế vẫn tồn tại”.

Áo có thể nhập khẩu khí đốt từ Italy và Đức. Các công ty điện lực của Áo cho biết, họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu nguồn cung cấp khí đốt của Moscow dừng lại.

Còn Hungary đã dựa vào đường ống TurkStream, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và Slovenia nhận khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.

EU có kế hoạch loại bỏ khí đốt của Nga chậm nhất là vào năm 2027 và đang nỗ lực tìm kiếm các tuyến đường và nhà cung cấp thay thế. Vì vậy, việc tạm dừng hợp đồng trung chuyển khí đốt Moscow qua Kiev dường như không quá ảnh hưởng đến khối 27 thành viên.

Quảng Ninh 'trình làng' 62 sản phẩm du lịch mới, xây dựng thương hiệu 'Kỳ quan 4 mùa'

Quảng Ninh 'trình làng' 62 sản phẩm du lịch mới, xây dựng thương hiệu 'Kỳ quan 4 mùa'

Với sự đa dạng về loại hình, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, sự kiện, cùng hạ tầng đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh đã ...

Nhật Bản: 'Bơm' 9.790 tỷ Yen vào thị trường ngoại hối; mức lương trung bình tụt hậu so với Slovenia và Lithuania

Nhật Bản: 'Bơm' 9.790 tỷ Yen vào thị trường ngoại hối; mức lương trung bình tụt hậu so với Slovenia và Lithuania

Ngày 4/6, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, việc chính phủ nước này can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối ...

Moscow lộ ‘xương sống’ kinh tế, Ukraine tố ‘quyền lực ngầm’ Rosatom vẫn tồn tại, EU khẳng định cai thành công khí đốt Nga

Moscow lộ ‘xương sống’ kinh tế, Ukraine tố ‘quyền lực ngầm’ Rosatom vẫn tồn tại, EU khẳng định cai thành công khí đốt Nga

Bất chấp nhiều vòng trừng phạt đánh vào kinh tế, Rosatom vẫn là một trụ cột tài chính của kinh tế Nga và nguồn khí ...

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2024: Thúc đẩy hình thành các trung tâm tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2024: Thúc đẩy hình thành các trung tâm tăng trưởng mới

“Nền tảng của thế giới đa cực - sự hình thành các trung tâm tăng trưởng mới” là chủ đề chính của Diễn đàn SPIEF ...

Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang 'nắm trong tay' gần 1 tỷ USD của Nga

Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang 'nắm trong tay' gần 1 tỷ USD của Nga

Mỹ muốn Liên minh châu Âu (EU) đóng băng vô thời hạn tài sản chủ quyền của Nga đang bị phong tỏa tại các quốc ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Kinh tế Mỹ: Chi nhiều hơn thu, vay nợ nhiều hơn, thâm hụt ngân sách tương đương 6,4% GDP Kinh tế Mỹ: Chi nhiều hơn thu, vay nợ nhiều hơn, thâm hụt ngân sách tương đương 6,4% GDP
Châu Âu tự đi ngược mục tiêu loại bỏ năng lượng Nga, khả năng 'nghỉ chơi' với Moscow vẫn khó Châu Âu tự đi ngược mục tiêu loại bỏ năng lượng Nga, khả năng 'nghỉ chơi' với Moscow vẫn khó
Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng 'ghi thêm kỷ lục', nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào? Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng 'ghi thêm kỷ lục', nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào?
Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây 'làm khó'; kinh tế Moscow tăng mạnh Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây 'làm khó'; kinh tế Moscow tăng mạnh
BRICS họp thượng đỉnh, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính chuyện đường dài BRICS họp thượng đỉnh, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính chuyện đường dài
Mỹ khó 'làm căng' với dầu Nga, giá đã vượt mức 60 USD/thùng, Moscow vẫn rủng rỉnh nhờ mặt hàng chiến lược Mỹ khó 'làm căng' với dầu Nga, giá đã vượt mức 60 USD/thùng, Moscow vẫn rủng rỉnh nhờ mặt hàng chiến lược
Không có khí đốt Nga qua Ukraine, EU khẳng định 'sống tốt', cảnh báo doanh nghiệp một vấn đề nguy hiểm Không có khí đốt Nga qua Ukraine, EU khẳng định 'sống tốt', cảnh báo doanh nghiệp một vấn đề nguy hiểm
Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng tiếp tục tăng 'kịch trần' hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh? Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng tiếp tục tăng 'kịch trần' hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh?
Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện? Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?
Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/10): Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/10): Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật
Lý do người Ấn Độ vung tiền mua bất động sản lớn và cao cấp hơn Lý do người Ấn Độ vung tiền mua bất động sản lớn và cao cấp hơn
Trung Quốc đang ở 'ngã ba đường' với các gói kích thích kinh tế, thị trường lên 'tàu lượn siêu tốc' Trung Quốc đang ở 'ngã ba đường' với các gói kích thích kinh tế, thị trường lên 'tàu lượn siêu tốc'