Nhỏ Bình thường Lớn

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng

Baoquocte.vn. Ùn tắc giao thông vẫn đang là vấn nạn ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, nơi có dân số đông thứ hai cả nước. Hà Nội cần có biện pháp gì để giải quyết ‘căn bệnh' này?
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng
Những lúc trời mưa, tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội càng trở nên trầm trọng hơn.

“Căn bệnh” nhức nhối

Trong 6 tháng đầu năm 2023, để giảm ùn tắc, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã tổ chức thí điểm điều chỉnh những bất cập về tổ chức giao thông một số nút giao thông.

Cụ thể, Hà Nội đã thực hiện phân làn phương tiện trên tuyến đường Nguyễn Trãi đoạn từ Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân; Tổ chức giao thông tại 6 nút giao trên tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn (trục đường xe buýt BRT); Tổ chức giao thông các trục, tuyến đường khác gồm: Trục đường Vành đai 2, Thụy Khuê, Chu Văn An - Vạn Phúc, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi.

Trên cầu Thanh Trì và trục đường vành đai 3 trên cao, Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông ở 26 nút giao, ngã tư.

Trong khoảng thời gian trên, đơn vị này xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Đại La - Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi - đường 70 và nút Ngã Tư Sở - Láng.

Thế nhưng, thực tế thì ùn tắc ở Hà Nội đang ở trạng thái, xoá chỗ này, chỗ khác lại xuất hiện… Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do mạng lưới vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Theo Sở GTVT Hà Nội, hệ thống vận tải hành khách công cộng của thủ đô mới đảm nhận được thị phần vận tải khoảng 19,5%. Mạng lưới đường sắt đô thị được xem như xương sống của vận tải hành khách công cộng lại chậm phát triển, mới chỉ có một tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành.

Hà Nội còn có mạng lưới xe buýt phủ sóng đến toàn bộ xã, phường, thị trấn với 153 tuyến. Tuy nhiên, do thiếu đường dành riêng, phải lưu thông chung với xe cá nhân, và chịu áp lực từ ùn tắc giao thông nên chưa bảo đảm được yêu cầu của hành khách.

Mặt khác, hành lang đi cho hành khách đi bộ đến điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển xe buýt, điểm đầu cuối xe buýt đều rất thiếu so với yêu cầu, thậm chí bị chiếm dụng, khiến bộ phận không nhỏ người dân chưa mặn mà với loại hình vận tải hành khách công cộng, vẫn ưa chuộng sử dụng xe cá nhân. Bên cạnh thói quen sử dụng phương tiện công cộng, Hà Nội còn là thành phố có khí hậu không thuận lợi cho đi bộ nên việc sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại chặng ngắn rất cao.

Bên cạnh đó, công tác giải toả mặt bằng để xây dựng chưa hiệu quả, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và không theo kịp với sự gia tăng về dân số và lượng xe cá nhân, khiến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên phức tạp.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng
Hạ tầng giao thông ở Hà Nội chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân. (Nguồn: VnExpress)

Sở GTVT Hà Nội cho biết, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của thành phố được định hướng theo hệ thống với 7 tuyến vành đai, 19 tuyến hướng tâm (trong đó có: 7 tuyến cao tốc hướng tâm; 8 tuyến quốc lộ hướng tâm; 4 tuyến kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh).

Vậy nhưng hiện tại mới chỉ cơ bản đầu tư hình thành được 7 tuyến cao tốc hướng tâm; còn lại các tuyến vành đai, hướng tâm khác hoặc đang mới hình thành từng đoạn hoặc chưa được đầu tư; đặc biệt chưa có tuyến vành đai nào được khép kín hoàn chỉnh.

Trong khi đó nhu cầu đi lại cũng như lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt, gây áp lực vô cùng lớn lên hạ tầng giao thông.

Thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, thành phố có khoảng 7,9 triệu phương tiện tham gia giao thông, gồm: 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy, và 0,2 triệu xe điện. Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019-2022 bình quân trên 10%/năm đối với ô tô, 3%/năm đối với xe máy. Chưa kể, tham gia giao thông tại Hà Nội còn có hàng triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác.

Còn tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị của Thủ đô mới đạt khoảng 10,3% (yêu cầu đặt ra là 20 - 26%). Diện tích đất cho giao thông tăng bình quân hằng năm chỉ 0,26 - 0,3%/năm; quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Trong khi đó tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học giai đoạn 2011 - 2020 là khoảng 2,48%/năm.

Sự chênh lệch đó tất yếu dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông ngày càng trầm trọng, nhất là trên những tuyến đường cấp đô thị hướng tâm, vành đai, các cầu vượt sông Hồng…

Tình trạng ùn tắc giao thông đang gây lãng phí tiền bạc, thời gian, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa nói chung. Tình trạng này có thể còn kéo dài nhiều năm nữa do muôn vàn khó khăn đang bủa vây giao thông Hà Nội, hầu hết đều không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

6 “phương thuốc” chống ùn tắc giao thông

Trước thực trạng nan giải trên, tại Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội đã đưa ra 6 biện pháp đẩy lùi ùn tắc trong thời gian tới.

Cụ thể, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch, trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6; trục Tây Thăng Long các tuyến đường có tính kết nối, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực, đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.

Song song với duy tu, bảo trì hư hỏng hạ tầng giao thông, Hà Nội cũng tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có như điều chỉnh chu kỳ đèn tại nút giao, xén mở rộng tối đa mặt đường, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút… Đây là giải pháp thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính chờ ‘thuốc’
Đường sắt trên cao là một trong những phương tiện công cộng di chuyển nhanh và tiện lợi. (Nguồn: KT&ĐT)

Đưa ra nhóm giải pháp quan trọng nhằm phát triển mạng lưới vận tải hàng khách vận tải công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, ông Bảo cho biết thành phố cũng ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; cải thiện mạng lưới tuyến buýt; thực hiện chuyển đổi xanh từng bước đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch vào khai thác theo lộ trình; tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để khoảng 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt trong phạm vi đi bộ hợp lý với cự ly dưới 500m.

Nhìn nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông là nhóm giải pháp mang tính đột phá, Hà Nội ưu tiên triển khai hệ thống giao thông thông minh, trung tâm điều hành giao thông thông minh, hệ thống thẻ vé điện tử liên thông với các ứng dụng thuận tiện cho người dân.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biển pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông…

Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nồng độ cồn, ma túy; các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ...; các vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách, vận tải hàng hóa không đảm bảo an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông.

Hàng loạt giải pháp đã, đang và tiếp tục được đưa ra, nhưng để đưa ra một mốc thời gian khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội một cách tích cực, triệt để hơn.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy thực chất, hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy thực chất, hiệu quả

Chiều 9/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Italy Marco Della Seta nhân ...

Hội thảo ARF về UNCLOS 1982: Hiến pháp của biển và đại dương, khuôn khổ pháp lý không thể thay thế

Hội thảo ARF về UNCLOS 1982: Hiến pháp của biển và đại dương, khuôn khổ pháp lý không thể thay thế

UNCLOS tiếp tục chứng tỏ vai trò không thể thay thế trong giải quyết các vấn đề và tranh chấp trên biển, là nền tảng ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác vhiến lược toàn diện với Liên bang Nga; coi Nga ...

Giá tiêu hôm nay 10/11/2023, hơn 62% tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia này; nông dân Campuchia trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 10/11/2023, hơn 62% tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia này; nông dân Campuchia trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 10/11/2023 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 66.000 – 68.000 ...

Việt Nam cùng APEC kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Việt Nam cùng APEC kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Tranh thủ tốt các nguồn lực của APEC, vượt qua các hạn chế nội tại, Việt Nam tiếp tục góp phần tạo động lực mạnh ...