UNESCO cùng các đối tác chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Lê An
Chiều 28/3, tại Hà Nội, hơn một trăm đại biểu và hàng nghìn khán giả xem trực tuyến đã chứng kiến Lễ công bố dự án 'Chúng tôi Có thể – Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam' - giai đoạn II .
Theo dõi TGVN trên

Sự kiện do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tập đoàn CJ cùng các đại diện của Ủy ban Dân tộc, các tỉnh thuộc dự án, Tạp chí Ngày Nay và các đối tác khác của UNESCO.

UNESCO chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam
UNESCO và các đối tác tiếp tục cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở Việt Nam. (Ảnh: Lê An)

Tại Việt Nam, các vùng dân tộc thiểu số thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng dân số khác bởi các định kiến ​​và rào cản văn hóa. Mặc dù đã có những tiến bộ trong phổ cập giáo dục cơ bản, trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái vẫn có nguy cơ bỏ học cao hơn các nhóm trẻ em khác.

Dự án “Chúng tôi Có thể” (We are ABLE) được khởi xướng nhằm góp phần giải quyết vấn đề này. Với khẩu hiệu “Hướng đến Mức sống và Giáo dục tốt hơn” viết tắt là “ABLE” (Có thể), dự án khẳng định niềm tin vào năng lực vượt qua thử thách, khó khăn của trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Justine Sass, Trưởng ban Giới và Hòa nhập trong Giáo dục của Trụ sở chính UNESCO tại Paris, nhấn mạnh: “Giáo dục là một công cụ trao quyền mạnh mẽ bởi giáo dục có thể giải quyết được những rào cản, sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới đang cản trở người học thực hiện quyền được giáo dục và các cơ hội trong cuộc sống, công việc và định hướng trong tương lai.

Chúng ta phải khai thác sức mạnh của giáo dục để khơi sáng những tiềm năng của người học và tôn trọng sự đa dạng của họ cũng như việc chuyển đổi các tổ chức giáo dục để đạt được công bằng xã hội, bình đẳng và hòa nhập".

Giai đoạn II của dự án “Chúng tôi Có thể” sẽ được triển khai tại các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận, với mục tiêu tiếp tục trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên tại các trường trung học cơ sở nội trú và các vùng lân cận, để vượt qua định kiến, lên tiếng và hành động vì ước mơ, hy vọng và nguyện vọng trong giáo dục.

UNESCO chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Giai đoạn II sẽ xây dựng các kỹ năng và nền tảng, thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động truyền thông và vận động do học sinh khởi xướng, và tăng cường cam kết của Chính phủ về giáo dục cho trẻ em và thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục là đối tác chính để triển khai dự án cùng với UNESCO, bên cạnh đó Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một đối tác mới của dự án, sẽ hỗ trợ các hoạt động truyền thông và vận động do học sinh khởi xướng và thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái thông qua tiếp cận cộng đồng, các diễn đàn địa phương và trung ương. Tạp chí Ngày Nay sẽ củng cố các hoạt động truyền thông của dự án.

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, chia sẻ: “Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp vào Kế hoạch Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ Việt Nam, Chiến lược công tác dân tộc và cam kết quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 4 về Giáo dục và Mục tiêu 5 về Bình đẳng giới”.

Tại buổi lễ, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Bế Thị Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ chính sách dân tộc, Ủy Ban dân tộc, bày tỏ sự cảm kích đối UNESCO và các đối tác khác của dự án.

Ông Vũ Minh Đức cũng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động dự án để đạt được thành tựu như giai đoạn I.

UNESCO chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Nam ca sĩ Hàn Quốc Isaac Hong biểu diễn và giao lưu tại sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Ngoài ra, Tập đoàn CJ tiếp tục là nhà tài trợ chính trong Giai đoạn II của dự án. Bà Hee Kyung Jo Min, Phó Chủ tịch CJ CheiJedang - Giám đốc các Chương trình Cống hiến xã hội của CJ CheilJedang tại Hàn Quốc, cũng chia sẻ:

“Dự án đầu tiên thành công bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 là nhờ sự tham gia nhiệt tình của không chỉ học sinh mà còn có thầy cô, phụ huynh, cộng đồng và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam”. “Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết mình để giúp đỡ nhiều trẻ em tiếp cận giáo dục hơn mà không bị phân biệt đối xử và phát triển thành những tài năng dẫn dắt tương lai của Việt Nam dựa trên triết lý chia sẻ của CJ.”

Tại sự kiện, hai ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam là Isaac Hong và Phương Mỹ Chi, đã trình diễn một số ca khúc như một lời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng để hỗ trợ những nỗ lực của dự án về giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số.

UNESCO chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Ca sĩ trẻ Phương Mỹ Chi truyền thông điệp của dự án khi tham gia sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Giai đoạn I của dự án do UNESCO thực hiện từ năm 2019-2022, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Dân tộc, được tài trợ bởi Quỹ Malala UNESCO về Quyền giáo dục cho trẻ em gái với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Tập đoàn CJ.

Dự án tập trung triển khai tại 12 huyện ở ba tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng đã đạt được thành công trong việc đáp ứng được các đầu ra mong đợi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục và duy trì việc học của trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Dự án Giai đoạn I đã tiếp cận được 16.296 học sinh (trong đó có 8.021 nữ sinh). Tại 24 trường dự án, trong số học sinh dân tộc thiểu số, tỷ lệ nhập học tăng từ 62% lên 67%, tỷ lệ bỏ học giảm từ 3,8% xuống 2,9% và tỷ lệ chuyển tiếp lên trung học cơ sở tăng từ 69,7% lên 76,7%. 2.136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được đào tạo về tư vấn trường học có nhạy cảm giới và hàng nghìn người khác sẽ được tiếp cận thông qua việc triển khai khóa học trực tuyến trên toàn quốc.

Đặc biệt, 120 phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số đã được đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ xã.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Hiệu trưởng, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cho biết: “Nhiều năm gần đây song song với dự án ”Chúng tôi Có thể”, nhà trường đã thu hút được 100% học sinh đến trường, không có trẻ em phải nghỉ học đi lấy chồng. Đó là thành công của nhà trường và bước đầu hình thành cho các em về hướng nghiệp qua các buổi tham quan thực tế các mô hình tại địa phương".

Phú Thọ thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác Quảng Đông, Trung Quốc

Phú Thọ thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác Quảng Đông, Trung Quốc

Nhằm thúc đẩy các dự án hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, thân thiện môi trường với các doanh nghiệp, đối ...

Tận dụng chuyển đổi số thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ, trẻ em gái

Tận dụng chuyển đổi số thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ, trẻ em gái

Chỉ khi phụ nữ và trẻ em gái có thể được tiếp cận những công nghệ mới, tận dụng được những lợi ích mà công ...

Hội nghị LDC 5: Chung tay thúc đẩy quan hệ đối tác, hiện thực hoá tiềm năng thành các động lực phát triển bền vững

Hội nghị LDC 5: Chung tay thúc đẩy quan hệ đối tác, hiện thực hoá tiềm năng thành các động lực phát triển bền vững

Từ ngày 5-8/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tham dự Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc về ...

Việt Nam cam kết thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong tiến tình chuyển đổi số toàn cầu

Việt Nam cam kết thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong tiến tình chuyển đổi số toàn cầu

Đại diện Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em vào tiến trình chuyển ...

Trưởng đại diện UN Women: Để phụ nữ Việt Nam tận hưởng cuộc sống công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn

Trưởng đại diện UN Women: Để phụ nữ Việt Nam tận hưởng cuộc sống công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, bà Elisa Fernandez Saenz đánh giá những tiến bộ, nỗ ...

Đọc thêm

Thi lớp 10: Đề môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội năm 2023

Thi lớp 10: Đề môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội năm 2023

Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn điều kiện vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN năm 2023.
ĐBQH: Thực hiện cải cách tiền lương, vậy mức tăng sẽ là bao nhiêu?

ĐBQH: Thực hiện cải cách tiền lương, vậy mức tăng sẽ là bao nhiêu?

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, một điều mà cử tri quan tâm là tới đây cải cách tiền lương thì mức tăng sẽ là bao nhiêu?
Điện Kremlin: Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đối thoại để đạt các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Điện Kremlin: Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đối thoại để đạt các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Người phát ngôn Điện Kremlin ngày 3/6 cho biết Tổng thống Nga sẵn sàng đối thoại để đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 5/6/2023

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 5/6/2023

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/6/2023.
Sao Việt: Hoa hậu Đặng Thu Thảo xinh đẹp rạng ngời

Sao Việt: Hoa hậu Đặng Thu Thảo xinh đẹp rạng ngời

Hoa hậu Đặng Thu Thảo xinh đẹp rạng ngời, Diễn viên Hồng Diễm gợi cảm với áo ren và quần jean.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc thiếu sách giáo khoa?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc thiếu sách giáo khoa?

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, chưa có chủ trương chỉ đạo từ cấp trên về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn bộ sách ...
Tất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước

Tất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước

Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước.
Phát huy quyền và lợi ích của công dân số

Phát huy quyền và lợi ích của công dân số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân, định danh điện tử là nỗ lực phát huy các quyền, lợi ích người dân trong chuyển đổi số.
Để trẻ em không bị 'nhiễm độc' từ không gian mạng

Để trẻ em không bị 'nhiễm độc' từ không gian mạng

Trong kỷ nguyên số, việc bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ, cạm bẫy tràn lan trên mạng Internet là điều cấp thiết, đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội.
Họ đã viết ra cuốn sách mang tên Hy vọng

Họ đã viết ra cuốn sách mang tên Hy vọng

Đi trên đường, tôi thường nghĩ mỗi người ta gặp dù quen hay không quen đều chứa đựng một cuốn sách...
Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, phản ánh nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam.
Vấn nạn di cư: Thách thức tiếng nói chung của EU

Vấn nạn di cư: Thách thức tiếng nói chung của EU

Liên tiếp xảy ra vụ chìm thuyền khiến hàng trăm người di cư trái phép thiệt mạng, trong khi các nước châu Âu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung...
Quyền con người và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chính sách và thảo luận về dân số

Quyền con người và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chính sách và thảo luận về dân số

Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi và bền vững.
Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm của Australia và Việt Nam về nâng cao quyền năng của phụ nữ' đã được tổ chức hôm nay (11/4) tại Hà Nội.
Việt Nam tham dự Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền: Dấu ấn 'mở màn’ cho hành trình đầy quyết tâm

Việt Nam tham dự Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền: Dấu ấn 'mở màn’ cho hành trình đầy quyết tâm

Tham dự Khóa họp lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền, Đoàn Việt Nam đã tích cực thảo luận và có những đóng góp nổi bật.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO: Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO: Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo cho rằng Việt Nam là hình mẫu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán và không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Ngày Nước thế giới 2023: Israel đồng hành cùng Việt Nam trong quản lý và sử dụng nước hiệu quả

Ngày Nước thế giới 2023: Israel đồng hành cùng Việt Nam trong quản lý và sử dụng nước hiệu quả

Nhân Ngày Nước thế giới 2023, Tham tán Thương mại Israel Gal Saf chia sẻ về giá trị, kinh nghiệm quản lý nước cũng như hợp tác Việt Nam-Israel.
Các quy định về căn cước của Pháp

Các quy định về căn cước của Pháp

Tương tự như hộ chiếu, căn cước được xác định là giấy tờ chứng minh nhân thân và quốc tịch Pháp của một cá nhân.
Tăng cường tiếng nói của nữ quyền, Tây Ban Nha công bố Luật đại diện bình đẳng

Tăng cường tiếng nói của nữ quyền, Tây Ban Nha công bố Luật đại diện bình đẳng

Nội các Tây Ban Nha dự kiến phê duyệt luật thúc đẩy bình đẳng giới trước thềm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.
Vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải: Bulgaria truy tố 6 đối tượng, nguy cơ đối mặt 15 năm tù

Vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải: Bulgaria truy tố 6 đối tượng, nguy cơ đối mặt 15 năm tù

Những đối tượng liên quan vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải có thể phải ngồi tù 15 năm nếu bị kết tội ngộ sát và tham gia buôn người có tổ ...
Nhân sự nữ cấp cao nghỉ việc, xu hướng mới ở Thung lũng Silicon?

Nhân sự nữ cấp cao nghỉ việc, xu hướng mới ở Thung lũng Silicon?

Bà Susan Wojcicki, Giám đốc điều hành YouTube nghỉ việc sau gần một thập niên đảm nhiệm vai trò này.
Đau đáu 'giấc mơ Mỹ', người di cư qua Honduras tăng vọt trong tháng 1

Đau đáu 'giấc mơ Mỹ', người di cư qua Honduras tăng vọt trong tháng 1

Gần 19.000 người di cư trái phép đến Mỹ đã vào Honduras trong tháng 1 vừa qua, nhiều hơn 969% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhức nhối nạn bạo lực với nữ giới ở Mexico

Nhức nhối nạn bạo lực với nữ giới ở Mexico

Tại Mexico, cứ 10 phụ nữ và trẻ em gái thì có tới 7 người từng bị trải qua một hình thức bạo lực.
Phiên bản di động