UUV mang ngư lôi có thể trở thành mối đe dọa số 1 của tàu ngầm

Hữu Phúc
TGVN. Bộ Quốc phòng Mỹ vừa lên kế hoạch sử dụng các tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) có thể triển khai các thiết bị lặn không người lái dưới biển (UUV) để săn lùng và có thể tiêu diệt tàu ngầm của đối phương, tạo ra xu thế mới trong chiến tranh dưới mặt nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
P-750B Serval: Tàu ngầm mini sẽ là 'bá chủ' vùng nước nông?
'Chúa tể đại dương' tàu sân bay sợ nhất điều gì?
ngu loi va thiet bi lan uuv su loi hai cua vu khi ket hop
Các tàu ngầm sẽ e dè trước sự lợi hại của vũ khí kết hợp này. (Nguồn: National Interest)

Xu thế chiến tranh tương lai?

Hải quân Mỹ đang dần biến kế hoạch này trở thành hiện thực trong tương lai. Một mặt, các thiết bị UUV có thể tấn công các hệ thống tàu ngầm hiện đại từ mọi phía, khiến chúng bị đánh chìm dễ dàng hơn và ngày càng “lạc hậu hơn”. Mặt khác, sự phát triển của các UUV có thể củng cố sức mạnh của hạm đội tàu ngầm hiện có, cũng như dễ dàng thích ứng với những đổi mới quân sự mang tính đột phá. Tương lai của Hải quân Mỹ sẽ bước sang trang mới nếu những ý tưởng mới này nhanh chóng thành hiện thực.

Thật ra, ý tưởng sử dụng thiết bị lặn không người lái phóng UUV từ tàu ngầm đã có từ khá lâu. Trong Thế chiến II, các lực lượng hải quân đã sử dụng kĩ thuật định vị bằng dấu vết hoặc phương pháp định vị thủy âm (acoustic homing) để xác định đối tượng. Ngư lôi dẫn đường có dây cũng đã từng được giới thiệu vào những năm 1960, cho phép tàu ngầm kiểm soát mục tiêu và truyền thông tin ngược về tàu chỉ huy

Cả Mỹ và các quốc gia đang cạnh tranh với họ ráo riết theo đuổi kế hoạch khai thác tiềm năng của các UUV, trước hết là phục vụ cho săn lùng và tiêu diệt các tàu ngầm và thiết bị lặn khác. Mỹ đã sử dụng các thiết bị lặn không người lái như vậy trong nhiều năm, mặc dù tại thời điểm này khả năng áp dụng vào thực chiến còn nhiều hạn chế, chúng vẫn làm nhiệm vụ giám sát và thu thập thông tin trong môi trường dưới biển rất hiệu quả.

Được biết,Trung Quốc cũng đã thử nghiệm các UUV với khả năng lặn sâu mà không cần động cơ đẩy. Đồng thời, quân đội Trung Quốc cũng đang nghiên cứu tích hợp các UUV vào mạng lưới thiết bị cảm biến dưới biển, tạo ra “Vạn Lý Trường Thành dưới nước” có khả năng phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm đối phương.

Ngư lôi + UUV = Hoàn hảo

Hiện nay, các kĩ sư đang hướng đến thiết kế các ngư lôi kết hợp với UUV và hoạt động gần như một tên lửa hành trình. Tàu ngầm sẽ bắn chúng thẳng tới mục tiêu thông qua cơ chế tự động hoặc nhận lệnh từ trung tâm điều khiển.

Những UUV này có khả năng bám đuôi và tiêu diệt tàu ngầm diesel- điện, thậm chí cả những phương tiện sử dụng công nghệ động cơ AIP. Chúng có thể hoạt động yên tĩnh hơn so với tàu ngầm có người lái, với thời gian lặn lâu hơn. Ngoài ra, thay vì chủ động “săn tìm” đối phương, chúng có thể chỉ cần nằm phục kích cho đến khi "con mồi" đến gần.

Hải quân Mỹ hy vọng sẽ sử dụng các UUV nhỏ gọn, có khả năng phóng từ ống phóng ngư lôi, nhằm mục đích thu thập dữ liệu và xây dựng một bản đồ địa hình dưới biển tương tự các vệ tinh, radar và UAV thực hiện trên cạn. Với việc sử dụng cả hệ thống định vị siêu âm dưới nước (sonar) thụ động và chủ động, UUV có thể tiến hành khảo sát khu vực xung quanh, cũng như cố gắng phát hiện bất kỳ mối đe dọa nào đối với tàu mẹ

Sau khi xác định chắc chắn mối đe dọa trước mắt, các UUV có thể “soi” mục tiêu bằng hệ thống sonar chủ động, truyền dữ liệu đến tàu mẹ để đưa ra quyết định xử lí mục tiêu. Dựa vào đặc điểm đó có thể thấy, UUV có khả năng mở rộng phạm vi tác chiến của các mẫu hạm tấn công, cũng như xử lý các mối đe dọa trong khu vực nó phụ trách.

Lợi có thể bất cập hại

Hiệu quả của công nghệ UUV phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ tín hiệu hiện đại trong việc duy trì liên lạc và độ chính xác thông tin mà nó truyền tải, do đặc điểm hoạt động ở môi trường nước không hề đơn giản hơn so với trên cạn. Hơn nữa, đây cũng là con dao hai lưỡi vì đối phương cũng có thể bắt được tín hiệu truyền tin, vô tình làm lộ vị trí của tàu mẹ. Hơn nữa, các UUV tích hợp công nghệ sonar cũng làm tàu mẹ dễ bị phát hiện, tạo cơ hội cho kẻ địch dễ dàng tấn công.

Các máy bay không người lái tiên tiến hoạt động ở khoảng cách xa hơn so với tàu mẹ yêu cầu các thông số thiết kế kĩ thuật phải đảm bảo chuẩn xác hơn rất nhiều so với thông thường. Vấn đề này tương đối phức tạp đối với các thiết bị chiến đấu tự động trên cạn gặp, trong khi, đây lại là môi trường nước, nên việc trao đổi thông tin rất dễ bị gián đoạn hoặc tín hiệu kém. Đôi khi cũng xảy ra trường hợp mất quyền kiểm soát hay “lạc mất” các UUV khi đang làm nhiệm vụ ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất.

Với những tiến bộ về thông tin liên lạc và trí tuệ nhân tạo, việc triển khai một lực lượng ngư lôi sát thủ có khả năng chờ đợi con mồi dưới nước trong khoảng thời gian dài là hoàn toàn khả thi. Đồng thời hỗ trợ khả năng tấn công của các tàu ngầm hạt nhân hoành tráng khác của Hải quân Mỹ, giành lại vị thế cường quốc quân sự dưới biển trong thời kì các tàu ngầm AIP mini yên tĩnh lên ngôi.

Phát hiện vật thể liên quan tới tàu ngầm mới tại xưởng đóng tàu của Triều Tiên

Phát hiện vật thể liên quan tới tàu ngầm mới tại xưởng đóng tàu của Triều Tiên

TGVN. Trang mạng 38 độ Bắc của Mỹ cho biết có thể trông thấy một vật thể chưa xác định trong hình ảnh vệ tinh ...

Triển khai tàu ngầm, máy bay ném bom ở Biển Đông, Mỹ nhắn nhủ thông điệp gì?

Triển khai tàu ngầm, máy bay ném bom ở Biển Đông, Mỹ nhắn nhủ thông điệp gì?

TGVN. Khi quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Mỹ có chủ ý đưa ra ...

Tàu trinh sát mới của Nhật Bản trang bị hệ thống SURTASS theo dõi tàu ngầm

Tàu trinh sát mới của Nhật Bản trang bị hệ thống SURTASS theo dõi tàu ngầm

TGVN. Sau thời gian gián đoạn gần 30 năm, vào tháng 1, Nhật Bản đã cho ra mắt tàu trinh sát thủy âm thứ ba ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động