Vaccine Covid-19 có ngăn chặn virus lây lan không?

TGVN. Khi các vaccine Covid-19 hiệu quả đã được cấp phép và bắt đầu phân phối, một câu hỏi quan trọng đặt ra là: Liệu vaccine có ngăn chặn virus lây lan không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một người đàn ông được tiêm vắc xin Covid-19 tại một cơ sở y tế ở Rehovot, Israel, ngày 14/1/2021.
Một người đàn ông được tiêm vaccine Covid-19 tại một cơ sở y tế ở Rehovot, Israel, ngày 14/1/2021. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trong các thử nghiệm lâm sàng, Pfizer và Moderna đã chứng minh vaccine ngăn ngừa nhiễm Covid-19 có triệu chứng, nhưng họ chưa kiểm tra xem liệu vaccine có ngăn ngừa các trường hợp nhiễm không triệu chứng hay không. Nếu không hạn chế được các trường hợp nhiễm không triệu chứng, sẽ rất khó để ngăn chặn sự lây truyền từ người sang người.

Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những người đã tiêm vaccine không lây truyền virus.

Pfizer tuyên bố vaccine của họ có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa nhiễm không triệu chứng hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Nghiên cứu đã so sánh những người không tiêm ở Israel với những người đã tiêm vaccine Pfizer trong khoảng thời gian từ ngày 17/1-6/3.

Những người đã tiêm chủng sẽ ít lây bệnh hơn nếu bị nhiễm

Nghiên cứu cho thấy một người có càng nhiều hạt virus trong miệng và mũi - được gọi là tải lượng virus - thì càng dễ lây truyền virus cho người khác. Tải lượng virus giảm có liên quan đến tỷ lệ lây truyền thấp hơn.

Vì vậy, vaccine sẽ làm giảm lây truyền nếu nó có thể đảm bảo rằng ngay cả những người vẫn bị nhiễm virus sau khi tiêm phòng, dù là có triệu chứng hay không có triệu chứng, đều có tải lượng virus thấp hơn so với những trường hợp khác.

Một nghiên cứu hồi tháng 2 từ Israel cho thấy bắt đầu từ 12 ngày sau khi tiêm, những người bị nhiễm Covid-19 mặc dù đã tiêm vaccine Pfizer có ít virus hơn 4 lần.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 1.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sau khi được tiêm phòng đầy đủ ở Tel Aviv. Tải lượng virus của những người này trong khoảng thời gian từ 12 đến 28 ngày sau khi tiêm liều thứ hai thấp hơn 4 lần so với tải lượng virus của họ trong 11 ngày đầu tiên sau khi tiêm.

Một nghiên cứu khác từ Israel cho thấy vaccine Pfizer làm giảm tải lượng virus tới 20 lần.

Một số nghiên cứu cho thấy tải lượng virus có liên quan đến mức độ nặng của bệnh, vì vậy bệnh nhân có tải lượng virus thấp hơn cũng ít có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn. Điều này có thể lý giải một phần tại sao vaccine Pfizer làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm có triệu chứng.

Những người được tiêm ít có nguy cơ nhiễm không triệu chứng

Để xác định liệu vaccine có thực sự làm giảm lây lan hay không, điều quan trọng là phải xác định xem vaccine có ngăn ngừa các trường hợp Covid-19 không triệu chứng ngoài các ca nhiễm có triệu chứng hay không.

Các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna chỉ xét nghiệm Covid-19 cho các tình nguyện viên nếu họ cảm thấy bị ốm. Nếu không, các công ty sẽ phải yêu cầu xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho hàng chục nghìn tình nguyện viên. Vì vậy, ban đầu, cả hai công ty đều không thể nói liệu vaccine có ngăn ngừa được các trường hợp nhiễm không triệu chứng hay không.

Nhưng Moderna đã xét nghiệm cho các tình nguyện viên vào ngày họ tiêm mũi thứ hai. Và những phát hiện cho thấy có ít trường hợp nhiễm không triệu chứng hơn ở những người đã được tiêm vaccine thật so với những người tiêm giả dược. Chỉ có 14 người trong số hơn 14.000 người trong nhóm vaccine của thử nghiệm bị nhiễm không triệu chứng vào ngày hôm đó, so với 38 ở nhóm giả dược có cỡ mẫu tương tự.

Mức giảm này tương đương 61,5%. Theo các chuyên gia, dữ liệu cho thấy vaccine của Moderna ngăn chặn khoảng 91% sự lây truyền.

Các nghiên cứu trên động vật cũng đưa ra những phát hiện tương tự: Một bài báo vào tháng 10 cho thấy vaccine Moderna ngăn chặn virus nhân lên trong mũi, họng và phổi của khỉ 4 tuần sau khi tiêm. Nếu các phần tử virus không thể tự sao chép, thì không có khả năng vật chủ bị nhiễm sẽ truyền các phần tử cho người khác.

Trước khi phát hiện của Pfizer được công bố hôm thứ Năm, một nghiên cứu sơ bộ trên tạp chí The Lancet cho thấy vaccine này có hiệu quả ít nhất 85% trong việc ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm nào - có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Nghiên cứu đã xem xét hơn 23.000 nhân viên y tế tại các bệnh viện ở Anh.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người đã tiêm ít nhất một liều vaccine mRNA - từ Pfizer hoặc Moderna - ít có khả năng xét nghiệm dương tính với nhiễm không triệu chứng 10 ngày sau khi tiêm hơn 72% so với những người chưa tiêm. Nghiên cứu đã xem xét hơn 39.000 người Mỹ.

Dữ liệu thử nghiệm của Johnson & Johnson về nhiễm không triệu chứng cũng có vẻ đầy hứa hẹn. Công ty đã kiểm tra các mẫu máu của gần 3.000 người tham gia để tìm kháng thể virus 71 ngày sau khi tiêm. (Sự hiện diện của các kháng thể cho thấy những người đã bị nhiễm ngay cả khi họ không biểu hiện triệu chứng). Chỉ có hai người được tiêm chủng cho kết quả dương tính, trong khi 16 người ở nhóm giả dược có kết quả như vậy, theo dữ liệu được công bố vào tháng trước từ FDA Mỹ.

Điều đó cho thấy vắc xin J&J có thể có hiệu quả 74% đối với nhiễm không triệu chứng, mặc dù FDA lưu ý rằng cần có thêm dữ liệu để chắc chắn.

Ngay cả vaccine Oxford-AstraZeneca, vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ, cũng làm giảm nhiễm không triệu chứng.

Một nghiên cứu hồi tháng 2 của Oxford cho thấy rằng trong số những người mới tiêm một liều, số xét nghiệm Covid-19 dương tính - ở cả những người có và không có triệu chứng - đã giảm 67%.

TIN LIÊN QUAN
Hộ chiếu vaccine: Brunei đề xuất áp dụng chứng nhận số chung của ASEAN về tiêm chủng ngừa Covid-19
Phát hiện những trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona 'chung thân'
Vaccine cùng với Thông điệp 5K là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19
Cập nhật Covid-19 ngày 27/2: Virus biến thể hoành hành ở châu Âu, EU tranh luận về hộ chiếu vaccine, Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử nhân loại
Cập nhật Covid-19 ngày 25/2: Israel cấp thẻ Xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine; Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa biến thể virus ở Nam Phi
(theo Dân trí)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội

Trước những thách thức mới, các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cũng cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội.
GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Từ tấm gương của cha, tôi luôn phấn đấu trở thành một nhà giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Từ tấm gương của cha, tôi luôn phấn đấu trở thành một nhà giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng luôn phấn đấu để trở thành một thầy giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống và tận tụy với sinh viên.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Sáng ngày 18/11, trong khuôn khổ chương trình “Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”, Trường Đại học ...
Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi.
Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP. Hạ Long xác định, muốn phát triển giáo dục-đào tạo phải xuất phát từ đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học...
Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Chiều tối nay (ngày 19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.12

Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.12

VNeID phiên bản 2.1.12 đã được cập nhật thêm một số tính năng mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Những lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay và ý nghĩa nhất

Những lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay và ý nghĩa nhất

Những lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay và ý nghĩa nhất là món quà tinh thần tuyệt vời, thể hiện sự tri ân đối với các thầy cô giáo.
Hơn 600 tác phẩm dự thi Chương trình truyền thông 'Những cống hiến thầm lặng' 2024

Hơn 600 tác phẩm dự thi Chương trình truyền thông 'Những cống hiến thầm lặng' 2024

Lễ tổng kết và trao giải Chương trình truyền thông 'Những cống hiến thầm lặng' năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 3/12 tới đây.
Những điểm mới về khám sức khỏe của người lái xe từ năm 2025

Những điểm mới về khám sức khỏe của người lái xe từ năm 2025

Bộ Y tế ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ ...
Dự báo bão số 9: Trên khu vực Bắc Biển Đông, gió vùng tâm bão giật cấp 12, sóng cao 5-7m

Dự báo bão số 9: Trên khu vực Bắc Biển Đông, gió vùng tâm bão giật cấp 12, sóng cao 5-7m

Hồi 4h ngày 19/11, tâm bão số 9 khoảng 18,9 độ vĩ Bắc; 115,0 độ kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390km.
Phiên bản di động