Vaccine Covid-19 không gây các vấn đề lâu dài cho sức khỏe

Phương Hoa
Theo các nhà miễn dịch học, việc vaccine sau nhiều năm vẫn có tác dụng muộn hoặc lâu dài là không thể xảy ra do vaccine bị phân hủy nhanh chóng trong cơ thể và không thể gây ra phản ứng lâu dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vaccine Covid-19 không gây các vấn đề lâu dài cho sức khỏe
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho em bé 5 tuổi tại bệnh viện Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 2/11/2021. (Nguồn: AFP)

Nhiều người thường do dự về việc tiêm vaccine Covid-19 vì lo ngại những biến chứng sức khỏe lâu dài có thể xảy ra từ việc tiêm chủng. Vậy có thể có những biến chứng như vậy xảy ra không?

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Sky Sport, ngôi sao bóng đá của Đức Joshua Kimmich cho biết anh vẫn còn e ngại về việc tiêm vaccine Covid-19 do hiện vẫn thiếu các nghiên cứu dài hạn về tác dụng của chúng.

Đó là một lập luận thường được nghe từ rất nhiều người chưa dám đăng ký tiêm, hiện ước tính cứ 4 người ở Đức thì có 1 người không tiêm.

Vaccine bị đào thải

Một số người biện minh cho sự do dự của mình cho biết họ sợ những tác động lâu dài có thể xảy ra của vaccine. Một số người hoài nghi lại chỉ ra các trường hợp điển hình về vaccine khác, chẳng hạn như vaccine phòng cúm H1N1 mới (hay còn gọi là bệnh cúm lợn), được cho là đã có những biến chứng lâu dài.

Phản ứng với vaccine thường chỉ xảy ra ngay sau khi tiêm chủng và có thể kéo dài trong vài ngày. Đối với vaccine Covid-19, chúng có thể gây đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm (cánh tay) hoặc đau đầu. Những triệu chứng này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng với vaccine.

Tác dụng phụ là những phản ứng mạnh hơn với vaccine. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tổ hợp truyền thông DW của Đức, bà Christine Falk, Chủ tịch Hiệp hội miễn dịch học Đức, đồng thời là Giáo sư tại Viện Miễn dịch cấy ghép ở Hannover, cho biết tác dụng phụ thực chất là “một phản ứng không mong muốn của cơ thể đối với vaccine, xảy ra đồng thời với những phản ứng tiêm chủng hoàn toàn bình thường khác.”

Tuy nhiên, chúng nghiêm trọng hơn các phản ứng thông thường và trong một số trường hợp nặng, có thể dẫn đến tổn thương ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Các tác dụng phụ “rất hiếm gặp” như huyết khối xoang tĩnh mạch não hoặc viêm cơ tim đều đã được báo cáo xảy ra đối với vaccine ngừa Covid-19.

Thuật ngữ chúng ta thường nói là “tác dụng lâu dài”cũng chỉ là một phần của tác dụng phụ liên quan đến vaccine. Bởi hiện tượng này trên thực tế vẫn chỉ là những tác dụng phụ, nhưng biểu hiện rõ ràng hơn sau một thời gian tiêm vaccine.

Ví dụ, nếu một tác dụng phụ chỉ xảy ra ở 1/1.000.000 người, cái gọi là “tác dụng lâu dài” sẽ chỉ trở nên rõ ràng khi vài triệu người đã được tiêm.

Với vaccine Covid-19, một yếu tố giúp tạo lòng tin là thế giới đến nay đã sử dụng tới 6,8 tỷ liều vaccine, và các tác dụng phụ hiếm gặp đều được phát hiện một cách nhanh chóng.

Nhà miễn dịch học Reinhold Förster giải thích: “Sau khi rất nhiều người đã được tiêm chủng và nhiều tháng đã trôi qua, hiện chúng tôi có thể rất chắc chắn về các tác dụng phụ có thể xảy ra.”

Vậy sẽ mất bao lâu để vaccine bị đào thải khỏi cơ thể? Có hai dòng vaccine được cấp phép sử dụng tại Liên minh châu Âu (EU) - gồm vaccine mRNA của BioNTech/Pfizer hoặc Moderna và vaccine sản xuất bằng công nghệ vector như của AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson.

Nói về vấn đề thời gian, vài ngày hay vài tuần trước khi các loại vaccine này bị đào thải hoàn toàn và không còn tồn tại trong cơ thể nữa, nhà miễn dịch học Christine Falk cho biết đối với vaccine sử dụng mRNA, vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein, kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể con người.

Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng nguyên để bảo vệ chúng ta không nhiễm bệnh nếu có virus thực sự xâm nhập cơ thể. Tế bào của chúng ta sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA trong vòng vài ngày sau khi tiêm chủng, do đó không thể gây ra bất kỳ hiệu ứng lâu dài nào khởi phát muộn.

Ngoài ra, mRNA cũng không ảnh hưởng hoặc tương tác với ADN của con người theo bất kỳ cách nào, không bao giờ xâm nhập nhân tế bào, nơi chứa DNA, vì vậy không thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến gene của con người.

Nhà miễn dịch học Reinhold Förster nói: “Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy phản ứng có thể xảy ra ở giai đoạn sau.”

Vaccine vector virus

Vaccine vector virus sử dụng phiên bản đã sửa đổi của virus (gọi là virus vector) để chuyển giao hướng dẫn quan trọng cho tế bào của con người, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.

Giống như tất cả các loại vaccine, vaccine vector virus mang lại lợi ích cho người tiêm chủng bằng cách cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các loại bệnh như Covid-19 mà không gây nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh.

Theo Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Liên bang Đức, các vector vaccine cũng bị phá vỡ sau một thời gian ngắn - và do đó không thể gây ra phản ứng cho cơ thể sau một thời gian dài.

Dù vaccine Covid-19 được phát triển nhanh chóng, tất cả các bước đều được thực hiện đủ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn của vaccine.

Về những tác dụng phụ đã được báo cáo sau khi tiêm vaccine Covid-19, trong báo cáo về mức độ an toàn, Viện Paul Ehrlich, cơ quan y tế liên bang của Đức chuyên quản lý, nghiên cứu vaccine và sinh phẩm y tế đã liệt kê các tác dụng phụ từng xảy ra, nhưng rất hiếm, của vaccine Covid-19, như viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, nhưng mối quan hệ với vaccine vẫn chưa được làm rõ trong các trường hợp được báo cáo cho đến nay.

Còn lại, những phản ứng phản vệ, huyết khối xoang tĩnh mạch não, hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể) và giảm tiểu cầu hoặc giảm tiểu cầu miễn dịch đều đã được báo cáo.

Các chuyên gia hàng đầu về miễn dịch học ở Đức nhìn chung đều loại trừ khả năng con người có thể gặp tác dụng phụ nhiều năm sau do tiêm chủng vaccine Covid-19. Bởi cơ thể con người thông thường phản ứng với vaccine ngay sau khi tiêm hoặc chỉ trong vòng một vài tuần sau, một số rất ít trường hợp có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Theo các nhà miễn dịch học, việc vaccine sau nhiều năm vẫn có tác dụng muộn hoặc lâu dài, như một số người lo ngại, là không thể xảy ra, do vaccine bị phân hủy nhanh chóng trong cơ thể và do đó không thể gây ra bất kỳ phản ứng lâu dài nào.

Nhóm người nào dễ mắc viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19?

Nhóm người nào dễ mắc viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19?

Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, tỷ lệ viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19 ...

Hàn Quốc bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho trẻ 12 đến 15 tuổi

Hàn Quốc bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho trẻ 12 đến 15 tuổi

Từ ngày 1/11, Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine Pfizer phòng Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15 (trẻ có năm sinh ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (28/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Tây Ninh  hôm nay ngày 28/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 28/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/12/2024.
Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Cộng đồng Việt Nam sinh sống tại Budapest đã quyên góp và trao tặng được một lượng quà tương đương 930 triệu đồng, để hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn ...
Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Trở lại màn ảnh rộng, Hoa hậu Thùy Tiên vào vai nữ chính, nhân vật gây chú ý khi được mô tả là 'chiến thần Gen Z' mới nổi của ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động