Vài kỷ niệm về quan hệ với Liên hợp quốc

Vũ Khoan
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ
Nhân Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) họp với sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trong tôi bỗng hiện về một vài kỷ niệm riêng tư về mối quan hệ với tổ chức toàn cầu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vài kỷ niệm về quan hệ với Liên hợp quốc
Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ phải) dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc. (Ảnh tư liệu)

Tuy làm việc trong ngành ngoại giao từ giữa những năm 50 thế kỷ trước nhưng phải tới cuối những năm 80, cá nhân tôi mới được tiếp cận với LHQ. Số là vào thời điểm đó, tôi đã là Vụ trưởng rồi Trợ lý Bộ trưởng được phân công phụ trách các lĩnh vực ngoại giao kinh tế, lãnh sự, luật pháp, các tổ chức quốc tế, trong đó có mối quan hệ với LHQ và các tổ chức trực thuộc.

Lúc ấy, nước ta đang bị một số nước bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị nên cánh cửa hẹp duy nhất đi ra thế giới bên ngoài cộng đồng XHCN là các cơ quan của LHQ mà nước ta là thành viên từ năm 1977.

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trầm trọng và nạn lạm phát phi mã, triển khai công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, ta đã ra sức tranh thủ các tổ chức này.

Về kinh tế - xã hội, thông qua hệ thống của LHQ chúng ta đã tranh thủ được nguồn tài trợ đáng kể, nhất là trong các lĩnh vực xã hội như lương nông, giảm nghèo, trẻ em, phụ nữ, môi trường… Một nguồn tài trợ không kém phần quan trọng là sự trợ giúp về “phần mềm”. Cá nhân tôi đã được sang nghiên cứu trong thời gian ngắn tại UNIDO - cơ quan chuyên trách về công nghiệp của LHQ đóng trụ sở ở Vienna (Cộng hòa Áo).

Qua đợt này, chúng tôi đã thu thập được khá nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm xử lý lạm phát phi mã trên thế giới và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ tại các nước NIC (các nước công nghiệp hóa mới) để cung cấp cho các cơ quan hữu quan trong nước. Một nguồn tài trợ quý báu khác là các chuyên gia của LHQ, trong đó có anh Vũ Quang Việt – một chuyên gia về thống kê của LHQ. Trong quá trình xây dựng Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 1987, ta cũng tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của họ.

Tới đầu những năm 90 đã xuất hiện nhiều tín hiệu về khả năng gỡ bỏ tình trạng bị bao vây, cấm vận. Để thúc đẩy quá trình này, ta đã tranh thủ Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) cũng như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ ta xử lý các món nợ công và nợ tư do quá khứ để lại thông qua cái gọi là Câu lạc bộ Paris và London.

Lúc ấy đã là Thứ trưởng Ngoại giao, tôi được trực tiếp chứng kiến quá trình này và cảm nhận rất rõ: nếu không có sự trợ giúp của họ thì ta gặp không ít khó khăn trong một lĩnh vực rất mới mẻ.

Sau khi gỡ được nút thắt này đã xuất hiện khả năng tranh thủ nguồn “tài trợ phát triển chính thức” (ODA) – một khái niệm lúc ấy còn “lạ hoắc” đối với chúng ta.

Rất may, tôi đã được tháp tùng Phó Thủ tướng Phan Văn Khải tham dự cái gọi là “Hội nghị tham vấn” đầu tiên về chủ đề này diễn ra ở Paris. Tại đó, lần đầu tiên ta có điều kiện thông báo với thế giới về đường lối đổi mới về mọi mặt của nước ta, nhất là về kinh tế xã hội, còn các nhà tài trợ song phương và đa phương là các nước phát triển và các tổ chức quốc tế hàng đầu như UNDP, IMF, WB đưa ra các cam kết tài trợ không hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất thấp, thời hạn dài. Đây quả thực là một nguồn lực rất quý báu đối với nước ta đúng vào lúc chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - nguồn tài trợ chính yếu cho nước ta bị xóa bỏ.

Một vấn đề khác ta đã tranh thủ được sự hợp tác đáng kể của LHQ, trực tiếp là Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) để xử lý cái gọi là vấn nạn “người ra đi bằng thuyền”.

Số là sau khi nước nhà thống nhất, tiếp đến là các cuộc chiến tranh trên biên giới Tây Nam và phía Bắc, do những khó khăn nội tại và sự kích động từ bên ngoài đã nảy sinh dòng người di tản ồ ạt ra nước ngoài, chủ yếu bằng đường biển.

Để giải quyết vấn đề này, ta đã cùng Hoa Kỳ và một số nước tiếp nhận với sự tham gia của UNHCR hình thành các cơ chế ra đi có trật tự (ODP), những người trong trại cải tạo (HO), “con lai” để bảo đảm quy trình ra đi và tái định cư êm thấm.

Vài kỷ niệm về quan hệ với Liên hợp quốc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan.

Đối với những người không đủ tiêu chuẩn tái định cư, ta đã cùng UNHCR hình thành cơ chế “hồi hương trật tự” với sự tài trợ tài chính thông qua hệ thống LHQ. Thông qua những hoạt động này, ta đã gỡ bỏ được một trong những trở ngại trong mối quan hệ với các nước hữu quan và mở cửa ra thế giới bên ngoài.

Và nữa, cũng vào thời điểm đó, đã nổ ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất ở Iraq, nơi trên 17.000 lao động của nước ta bị mắc kẹt. Nhờ sự trợ giúp của các cơ quan LHQ, ta đã đưa về nước an toàn anh chị em, hơn thế nữa họ còn được LHQ đền bù thiệt hại.

Qua vài việc trên, các bạn có thể thấy LHQ và các cơ quan hữu quan không chỉ có họp hành, thông qua nghị quyết mà là những nguồn lực đáng kể cân đong đo đếm được, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nước ta.

Đó là chưa kể những mối lợi “vô hình” về kiến thức, về quan hệ và ảnh hưởng quốc tế mà LHQ cùng các tổ chức quốc tế có thể đem lại.

Thú thật khi mới nhập cuộc, tôi cũng chưa hiểu rõ về tác dụng của các cuộc họp hành triền miên, hàng tấn văn bản được thông qua tại các sinh hoạt đa phương. Đi dự các khóa họp của ESCAP (Hội đồng Kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương của LHQ) và cả Đại hội đồng LHQ, tôi lấy làm lạ thấy ngoài phiên khai mạc có đông đủ người dự, trong các phiên sau, hội trường vắng hoe, nhiều đoàn chỉ để lại 1 - 2 người ngồi nghe, trong khi ngoài hành lang và các quán giải khát lại đông nghịt người đi lại, giao lưu sôi động.

Hóa ra đó là cách người ta làm quen, bắt mối, bàn bạc những vấn đề về đa phương lẫn song phương, tập họp lực lượng, trao đổi lợi ích!

Nhập gia tùy tục, chúng tôi cũng tập tọe rồi quen dần với kiểu sinh hoạt quốc tế “kỳ lạ” này.

Đó là chưa kể các diễn đàn, tổ chức đa phương là nơi thuận tiện nhất để quảng bá chủ trương, đường lối, hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế đất nước, biến sức mạnh vô hình thành hữu hình phục vụ cho lợi ích quốc gia – dân tộc mình.

Thật tình mà nói, lúc ấy tôi hoàn toàn không hình dung nổi cái tên “Việt Nam” sẽ nổi lên như một thành viên đầy trách nhiệm và hết sức năng động, tích cực tại các thể chế đa phương tầm khu vực và toàn cầu, kể cả ở LHQ, như ngày nay.

Hai lần được bầu với tỷ lệ phiếu rất cao, hầu như tuyệt đối vào vị trí Ủy viên không thường trực của HĐBA, có chân trong cơ quan lãnh đạo của nhiều tổ chức trực thuộc khác; được coi là một mô hình kiểu mẫu trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, những nam thanh nữ tú từ hàng ngũ “bộ đội Cụ Hồ” trở thành những thành viên ưu tú của đội quân “Mũ nồi xanh” ở tít chân trời châu Phi, góp phần gìn giữ hòa bình và được nhân dân các nước yêu quý như con em thân thiết!

Chỉ qua ngần ấy điều thôi cũng có thể thấy việc tham gia LHQ là một quyết sách chiến lược đúng đắn, phản ánh cam kết của Hồ Chủ tịch trong thư của Người gửi Hội nghị London tháng Giêng năm 1946 yêu cầu kết nạp Việt Nam vào tổ chức toàn cầu này.

44 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Hành trình ghi dấu ấn

44 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Hành trình ghi dấu ấn

Trong 44 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam-Liên hợp quốc (LHQ) có ý nghĩa to lớn, từ giai đoạn tái thiết đất nước sau ...

Việt Nam-UNFPA: Quan hệ đối tác tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Việt Nam-UNFPA: Quan hệ đối tác tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trong hơn 4 thập niên qua, UNFPA có những hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động