Hội thảo có sự góp mặt của đông đảo sinh viên và chuyên gia tới từ Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. (Nguồn: BTC) |
Hội thảo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ Hai diễn ra với nhiều đổi mới, trong đó có mở rộng quy mô về số lượng và đối tượng, không chỉ dành riêng cho sinh viên Học viện Ngoại giao mà còn các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v..), qua đó thu hút hơn 120 sinh viên tham dự.
Đến dự Hội thảo có NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh, Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Phượng, Th.S Nguyễn Hải Duyên, Th.S Bùi Hương Giang, Th.S Vũ Thị Ngọc Trang, Th.S Phạm Thanh Tùng, Th.S Nguyễn Trung Vũ, TS. Vũ Hải Đăng đến từ Viện Biển Đông, cùng các sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh, Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: BTC) |
Phát biểu khai mạc, ông Trần Hữu Duy Minh cho biết, tiếp nối thành công của Hội thảo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học hồi năm ngoái, Hội thảo năm nay do Khoa Luật Quốc tế tổ chức có quy mô lớn hơn. Do đó, Hội thảo được kỳ vọng sẽ duy trì chất lượng và tạo thành diễn đàn thường niên để sinh viên trao đổi về luật pháp quốc tế.
Trong phiên đầu tiên với chủ đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các cơ quan tài phán quốc tế", các tác giả, nhóm tác giả thuyết trình một số nội dung gồm: Đóng góp của Tòa án Công lý Quốc tế đối với sự phát triển của nghĩa vụ erga omnes (tác giả Võ Ngọc Thu); Toà án Quốc tế về Luật Biển - Thiết chế pháp lý thúc đẩy sự phát triển của nguyên tắc phòng ngừa (tác giả Trịnh Linh Nhi); Những sửa đổi trong Quy tắc Trọng tài của Trung tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp Đầu tư và tác động của chúng đến các bên trong tranh chấp (nhóm tác giả Thái Hồng Anh, Trần Nguyễn Mỹ Anh và Đỗ Thiên Trang).
Diễn giả Chu Trang Anh trình bày tham luận về "Vai trò của Tòa Trọng tài Thường trực trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến khoảng không vũ trụ". (Nguồn: BTC) |
Phiên thứ hai có chủ đề "Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán và ảnh hưởng án lệ đến sự phát triển của luật quốc tế" gồm các phần trình bày: Vai trò của Tòa Trọng tài Thường trực trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến khoảng không vũ trụ (tác giả Chu Trang Anh); Ảnh hưởng của một số án lệ tiêu biểu của Tòa án Công lý Quốc tế đến việc hình thành các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (tác giả Nguyễn Kim Ngân và Nguyễn Việt Quang); Giải thích điều ước quốc tế trong thực tiễn của Tòa án Công lý Quốc tế: Phân tích án lệ và xu hướng phát triển (tác giả Bùi Hương Giang, Nguyễn Việt Hùng và Hoàng Thuỳ Lan).
Bên cạnh câu hỏi từ chuyên gia, Hội thảo chào đón phần thảo luận bổ ích và sôi nổi từ các quan sát viên, với mong muốn trao đổi quan điểm và làm sâu sắc thêm nội dung tham luận.
Hội thảo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ Hai lần thứ hai hứa hẹn sẽ là nền tảng vững chắc để Khoa Luật Quốc tế tiếp tục tổ chức thành công Hội thảo Nghiên cứu Khoa học dành cho sinh viên trong tương lai.
| Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế: Năm 2023 chứng kiến 183 cuộc xung đột khu vực Năm 2023, số nạn nhân bởi xung đột tăng 14% và số vụ bạo lực tăng 28% so với năm ngoái. |
| Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật và cập nhật quy định mới cho cán bộ, công chức Hội nghị giúp cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao cập nhật đầy đủ những quy định mới, đảm bảo thực thi hiệu quả công ... |
| Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học 'Bàn về công tác nghiên cứu chiến lược trong tình hình mới' Hội thảo khoa học là hoạt động quan trọng để triển khai Nghị quyết số 01 ngày 15/3/2023 của Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại ... |
| Học viện Ngoại giao chia sẻ kinh nghiệm đào tạo cán bộ đối ngoại tới bạn bè quốc tế Đây cũng là lần đầu tiên Học viện Ngoại giao Việt Nam tham gia Hội nghị thường niên của Diễn đàn Quốc tế về đào ... |
| Ukraine: Tổng thống trình Quốc hội Dự thảo sửa đổi luật ‘cơ quan ngoại giao’ Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, bản dự thảo sửa đổi luật “về cơ quan ngoại giao” sẽ tăng cường vai trò của Bộ Ngoại giao ... |