Vai trò của các tổ chức phụ nữ trong thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Lê An
Sáng 16/8, Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức Diễn đàn 'Thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Diễn đàn "Thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ" có sự tham gia khoảng 300 đại biểu từ các Đại sứ quán, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan, bộ ngành, Hội LHPN cấp Trung ương và tỉnh/thành, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội Việt Nam tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Vai trò của các tổ chức phụ nữ trong thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh
Đại biểu tham dự diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Lê An)

Đây là sự nối tiếp thành công của Diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và Phát triển (2015), Diễn đàn “Thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững từ góc độ bình đẳng giới” (2021) do Hội và Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức, qua đó góp phần thúc đẩy chương trình nghị sự chung về phát triển bền vững, trong đó có phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Hà Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định, Hội LHPN Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đóng vai trò tích cực trong khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng xã hội an toàn, hòa bình và ổn định.

Trong những năm gần đây, qua, các cấp Hội đã phát động và triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng, đặc biệt là đối với nhằm thúc đẩy một xã hội hòa bình và an toàn cho cộng đồng, biệt cho phụ nữ và trẻ em gái.

Điển hình là phát động chủ đề Năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em gái; chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, đỡ đầu trẻ em mồ côi, trong đó có trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19; Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”… nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là phụ nữ và trẻ em mồ côi do đại dịch; triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an toàn và sinh kế cho các cộng đồng dân cư.…

Bà Hà Thị Nga nhấn mạnh vấn đề hòa bình và an ninh cũng là một trong những nội dung của Nghị quyết số 18 do Hội LHPN Việt Nam ban hành về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030.

Theo bà, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống, đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

“Qua diễn đàn, chúng ta tiếp tục nhấn mạnh vai trò tích cực của phụ nữ và các tổ chức phụ nữ trong tiến trình hòa bình và an ninh tại mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Về phía Hội LHPN Việt Nam, chúng tôi mong muốn khẳng định cam kết của Hội đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự chung về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh; đồng thời kêu gọi sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước góp phần xây dựng một cộng đồng hòa bình, an toàn cho tất cả mọi người”.

Diễn đàn diễn ra trong hai phiên chuyên đề: Vai trò của phụ nữ trong Hòa bình và An ninhChương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh và vai trò của các tổ chức phụ nữ.

Trình bày tham luận tại đây, ông Đỗ Việt Hùng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã khái quát về nội dung Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc, cam kết của Việt Nam và quá trình triển khai Chương trình nghị sự về Phụ nữ Hoà bình và An ninh. Đại sứ Nguyễn Phương Nga – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng có bài tham luận khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng hòa bình.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) nhấn mạnh đến việc tham gia của phụ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Thiếu tướng cho biết trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương và tiến hành các biện pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm gia tăng tỉ lệ nữ và phát huy vai trò, năng lực của nữ quân nhân trong tham gia hoạt động GGHB LHQ. Trong đó, chú trọng công tác tuyển chọn, công tác huấn luyện - đào tạo, công tác chính sách đãi ngộ, đồng thời chủ động trao cơ hội để các nữ quân nhân có điều kiện phát triển, cống hiến và khẳng định mình.

Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil, cho biết Canada cam kết ủng hộ trao quyền cho phụ nữ trong các hoạt động hoà bình và cảnh sát giữ gìn an ninh trật tự quốc tế ở Việt Nam và trong khối ASEAN.

Đại sứ Shawn Steil nói: "Canada vui mừng có được các đối tác tâm huyết tại Việt Nam, những người có chung cam kết với chúng tôi đối với chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An Ninh: đó là hành động nhằm đảm bảo nền hòa bình bền vững và an ninh toàn diện thông qua trao quyền cho phụ nữ để họ tham gia vào tất cả các bước trong công tác này”.

Theo bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Việt Nam dường như có thể đạt được mục tiêu mà Tổng Thư ký LHQ đã đặt ra là có được 15% phụ nữ trong đội ngũ quân đội và 25% phụ nữ trong nhóm sĩ quan tham mưu vào năm 2028 nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện các bước đi mạnh dạn hướng nhằm thực hiện thành công các mục tiêu này.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Thomas Wiersing - Đại biện lâm thời, Phó Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, cũng cho rằng bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ là một phần không thể thiếu trong chính sách an ninh và đối ngoại của EU. EU thảo luận với tất cả các đối tác của chúng tôi trong bối cảnh song phương và đa phương của chúng tôi.

Ông nói: “Chúng tôi hỗ trợ và hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự vì họ là những đối tác quan trọng để thành công trong việc thực hiện chính sách của EU về WPS và nhằm khuếch đại tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái.

EU chúng tôi đặt mục tiêu thực hiện các cam kết đối với chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy cùng với các đối tác toàn cầu, khu vực và địa phương bao gồm xã hội dân sự và những người xây dựng hòa bình và với tất cả các công cụ của chúng tôi trong tay và thông qua hỗ trợ chính trị, ngoại giao, kỹ thuật và tài chính”.

Vai trò của các tổ chức phụ nữ trong thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh
Quang cảnh diễn đàn tổ chức tại Hà Nội. (Ảnh: Lê An)

Diễn đàn lần này càng có ý nghĩa trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu, tội phạm mạng…), đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững.

Sự kiện còn là cơ hội để các cơ quan, tổ chức liên quan trao đổi thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến hợp tác nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hòa bình và an ninh; tăng cường sự quan tâm và cam kết đồng hành của cộng đồng quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước về lĩnh vực này; đồng thời thảo luận các sáng kiến chính sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chung về phát triển bền vững, trong đó có phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh đã được đặt nền móng từ Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua năm 2000, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.

Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới, quyền con người và phát triển bền vững. Đặc biệt, với tư cách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hai nhiệm kỳ (2008-2009, 2020-2021), Việt Nam đã tích cực triển khai các sáng kiến thúc đẩy Chương trình nghị sự chung về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Cụ thể Việt Nam đã giới thiệu và vận động thông qua Nghị quyết 1889 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2009 về phụ nữ trong giai đoạn hậu xung đột và tổ chức một số diễn đàn quốc tế và khu vực liên quan, đặc biệt là Hội nghị quốc tế năm 2020 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh với chủ đề “Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: từ cam kết đến kết quả” với đầu ra là Cam kết Hành động Hà Nội 2020 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tiên phong trong kỷ nguyên giảng đường an toàn

Học viện Phụ nữ Việt Nam tiên phong trong kỷ nguyên giảng đường an toàn

Luôn đặt sức khỏe hô hấp của cán bộ, giảng viên, nhân sự và các em sinh viên ở vị trí trung tâm, vừa qua, ...

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Bình đẳng giới không thực chất nếu mặc nhiên việc nhà, chăm sóc mọi người là của phụ nữ

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Bình đẳng giới không thực chất nếu mặc nhiên việc nhà, chăm sóc mọi người là của phụ nữ

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho rằng, từ những việc ...

Đọc thêm

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Morocco đã trở thành một trong những điểm trung chuyển chính đối với những người di cư châu Phi vượt biển để tìm đến những vùng đất hứa.
Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt bày tỏ thất vọng trước Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việc bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành UN Women thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với các chính sách về thúc đẩy bình đẳng giới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được nâng cao.
Không thể xuyên tạc sự thật

Không thể xuyên tạc sự thật

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá, hạ uy tín Việt Nam.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Luận điệu 'đảng viên quá độ', mới nghe dường như 'thuận tai', hợp lý; song thực chất, đó là quan điểm sai trái về lý luận và phản động về thực tiễn.
Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Thực chất của luận điệu 'đảng viên quá độ' là hạ thấp tiêu chuẩn của đảng viên, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động