Phát hiện này, từ tổ chức từ thiện Oxfam, sẽ thêm “gia vị” cho một Diễn đàn vốn đã chịu áp lực phải giải thích về các triển vọng kinh tế khác nhau cho các quốc gia khác nhau, và giữa các nhóm khác nhau.
Phát hiện này được đưa ra trước khi số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được công bố, cho thấy rằng mặc dù bị tác động từ việc giá dầu giảm, triển vọng của nền kinh tế toàn cầu không thay đổi so với dự báo của hồi tháng Mười.
Những dự đoán về sự bất bình đẳng giàu nghèo được suy ra từ bản báo cáo hàng năm về mức độ giàu có của Credit Suisse với nỗ lực tập trung chú ý nhiều hơn vào nhóm "hơn một tỷ người" trên thế giới đang sống trong mức "nghèo tuyệt đối", tức là những người có thu nhập ít hơn 1,25 USD/ngày.
Điều này nêu bật lên thực tế rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế mới nổi đã dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ bất bình đẳng về thu nhập toàn cầu trên nhiều phương thức, một nhóm các cá nhân siêu giàu có, cùng lúc đó, đã kiểm soát một số lượng lớn hơn của cải vật chất của thế giới.
Để gia nhập vào nhóm những người khổng lồ thuộc top 1% những người giàu có nhất toàn cầu cần có khối tài sản ít hơn 800.000 USD, dù cho mức độ giàu có của nhóm này trung bình đã là 2.7 triệu USD mỗi người.
Credit Suisse ước tính những người thuộc nhóm này sở hữu 48,2 % tổng số tài sản trên thế giới. Oxfam tin rằng con số này có khả năng vượt qua 50% vào năm tới nếu vẫn duy trì đà tăng trưởng này kể từ năm 2010.
Việc tập trung của cải vẫn còn lệch rất nhiều về phía Bắc Mỹ và châu Âu, mặc dù các nền kinh tế đang nổi lên sản xuất một sản lượng lớn hơn. Hai châu lục này chiếm 77% số người giàu trong top 1%.
Winnie Byanyima, giám đốc điều hành của tổ chức Oxfam cũng là đồng chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nói rằng: "Chúng ta có thực sự muốn sống trong một thế giới nơi mà 1% số người lại sở hữu nhiều tài sản hơn tất cả chúng ta cộng lại?”.
Báo cáo của Oxfam đã nêu bật những khó khăn trong những năm gần đây trong giới thượng lưu ở Davos rằng sự phục hồi toàn cầu không được chia sẻ đều cho tất cả các thành phần trong xã hội.
Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF, tuần trước đã thúc giục các nước phải cải cách nền kinh tế của họ để cho phép tăng trưởng mạnh hơn, cho biết, "hơn sáu năm sau thời điểm bắt đầu của cuộc Đại suy thoái, nhiều người vẫn không cảm thấy sự phục hồi".
Những lo lắng như vậy đã lan khắp châu Âu, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao ở mức trên 11%, và ở Mỹ, điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu, nơi mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa giúp nâng cao mức sống cho các gia đình thu nhập trung bình.
Xuân Nhi (theo Financial Times)