TIN LIÊN QUAN | |
Chịu tác động kép, tỷ lệ thất nghiệp tại Hong Kong ở mức cao nhất trong hơn 15 năm | |
Anh tiến thêm 1 bước trong vấn đề Hong Kong, Trung Quốc nói ngay về 'Chiến tranh Lạnh mới' |
Ngoại trưởng Dominic Raab đã xác nhận Anh đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong 'ngay lập tức và vô thời hạn'. (Nguồn: Reuters) |
Trước đó, ngày 20/7, Anh đã đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong "ngay lập tức và vô thời hạn". Tại Quốc hội Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab đã xác nhận động thái trên và cho biết thêm, London sẽ mở rộng lệnh cấm vận "vũ khí sát thương tiềm tàng" đối với Hong Kong.
Người phát ngôn trên nhấn mạnh, Anh đã nhiều lần vi phạm luật pháp quốc tế cũng như những quy tắc cơ bản của các mối quan hệ quốc tế và sẽ phải "lãnh hậu quả nếu cứ khăng khăng đi vào con đường sai trái đó".
Cùng ngày, Quyền giám đốc Viện Viễn Đông của Nga Alexei Maslov cho rằng, Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ quyết định của Tổng thống nước này Donald Trump tước đoạt các ưu đãi kinh tế của Hong Kong.
Thông qua kênh Telegram, ông Maslov nêu rõ: "Bị ảnh hưởng nặng nề nhất: là Mỹ. Hơn 1.300 công ty Mỹ đã được đăng ký tại Hong Kong vào năm 2019, trong đó có khoảng 300 trụ sở của các công ty mẹ của Mỹ. Khoảng 85.000 người Mỹ sống ở Hong Kong. Năm 2019, cán cân thương mại Mỹ-Hong Kong là 26,1 tỷ USD, là nguồn thặng dư thương mại song phương lớn nhất của Mỹ".
Chuyên gia này nói thêm, Hong Kong cũng là một trong những hướng quan trọng nhất trong kinh doanh tài chính, kiểm toán và pháp lý đối với giới doanh nhân Mỹ. Ông lưu ý: "Hiện giờ... nhiều công ty Mỹ sẽ đơn giản là rời khỏi Hong Kong, đánh mất công việc kinh doanh xuất sắc".
Tuy nhiên, ông Maslov nói rằng, Hong Kong cũng sẽ phải chịu tổn thất từ hành động của Mỹ. Theo chuyên gia này, nếu không có mức thuế thấp hơn từ Mỹ, Hong Kong có thể mất đi sức hấp dẫn khi trở thành trung tâm tái xuất cho Mỹ và do đó, hoạt động kinh doanh cảng và hậu cần của đặc khu hành chính này có thể bị ảnh hưởng.
Theo ông Maslov, đối với Trung Quốc, quyết định của Mỹ liên quan đến Hong Kong đóng một vai trò không đáng kể, vì vai trò của nó trong hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm đi và trước đó, vào năm 2019, chỉ có 12% hàng xuất khẩu của Trung Quốc đi qua hoặc đi đến Hong Kong, là một mức giảm đáng kể so với 45% vào năm 1992.
"Ngoài ra, kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài. Nói chung, Mỹ đã khéo léo 'tự bắn vào chân mình' và hoàn toàn 'đào thải' Hong Kong. Trung Quốc thậm chí không bị nghẹn".
| Tin thế giới ngày 16/7: Thế giới chìm trong căng thẳng Mỹ-Trung, 'nóng' giao tranh biên giới Azerbaijan-Armenia TGVN. Mỹ liên tục chĩa mũi rìu chỉ trích tới Trung Quốc, Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ, giao tranh biên giới Azerbaijan-Armenia, vấn đề ... |
| Tin thế giới ngày 15/7: Nga 'oanh tạc' Syria để trả thù, Biển Đông dậy sóng quan hệ Mỹ-Trung, Anh 'dứt tình' với Huawei TGVN. Nga không kích Syria, căng thẳng Anh-Trung Quốc liên quan đến Huawei, vấn đề Hong Kong, Biển Đông, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình ... |
| Vấn đề Hong Kong: Tổng thống Mỹ thông báo chấm dứt ưu tiên, ký sắc lệnh trừng phạt, giám sát chặt chẽ TGVN. Ngày 14/7, Tổng thống Donald Trump thông báo, Mỹ chấm dứt những ưu tiên thương mại cho Hong Kong và ông cũng đã ký một dự luật ... |