TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Trump tuyên bố đang theo dõi 'rất chặt chẽ' tình hình Kashmir | |
Pháp: Hội đồng Bảo an không phải là diễn đàn để thảo luận về tranh chấp Kashmir |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar. (Nguồn: Youtube) |
Theo tuyên bố chung do Malaysia và Pakistan đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Imran Khan, nhà lãnh đạo Pakistan đã nêu vấn đề Kashmir trong cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Mahathir bin Mohamad. Ông Khan cũng cảm ơn ông Mahathir vì lên tiếng về vấn đề Kashmir.
Hãng PTI dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nhấn mạnh, Ấn Độ hoàn toàn bác bỏ việc tuyên bố này đề cập Jammu và Kashmir, vốn là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Quan hệ Ấn Độ - Malaysia đã xấu đi thời gian gần đây sau những bình luận của Malaysia về vấn đề Kashmir và Luật quốc tịch sửa đổi (CAA). Hồi tháng 12/2019, Ấn Độ đã triệu tập đại diện của Đại sứ quán Malaysia để trao công hàm phản đối mạnh mẽ liên quan đến Thủ tướng Malaysia, người đã đưa ra những bình luận "thiếu nhạy cảm" chỉ trích CAA.
Liên quan đến vấn đề Jamu và Kashmir, ngày 5/2, trong một tuyên bố gửi Hạ viện, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, mối lo ngại của Chính phủ nước này xuất phát từ việc cái gọi là Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) bất hợp pháp - dự án chủ đạo của Sáng kiến Vành đai và Con đường, trực tiếp vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.
Tuyên bố nhấn mạnh, CPEC đi qua các khu vực của các vùng lãnh thổ liên bang là Jammu và Kashmir và Ladakh vốn đang bị Pakistan chiếm đóng bất hợp pháp. Chính phủ Ấn Độ đã bày tỏ mối quan ngại với phía Trung Quốc về các hoạt động tại các khu vực bị Pakistan chiếm đóng trái phép ở Jammu và Kashmir và Ladakh và đã yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt những hoạt động đó.
Hơn nữa, Chính phủ Ấn Độ tin rằng các sáng kiến kết nối phải dựa trên các chuẩn mực quốc tế được công nhận trên toàn cầu, tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, có trách nhiệm tài chính và phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác.
Ngoài ra, tuyên bố cũng lưu ý lập trường nhất quán của Chính phủ Ấn Độ về vấn đề này, cũng như đã được các bên khác ủng hộ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).
| Sau khi tách Jammu và Kashmir, Ấn Độ phát hành bản đồ mới, Nepal phản đối TGVN. Nepal đã phản đối bản đồ chính trị mới xuất bản của Ấn Độ sau khi nước này tách bang Jammu và Kashmir, song ... |
| Ấn Độ và vùng Kashmir: Chủ ý trọng khinh TGVN. Ấn Độ mời 27 dân biểu của Nghị viện châu Âu (EP) thăm vùng Kashmir - vùng lãnh thổ mà diễn biến gần đây ... |
| Bắc Kinh tố hành động của Ấn Độ ở Jammu & Kashmir là vi phạm chủ quyền TGVN. Ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, động thái của Ấn Độ tách bang Jammu & Kashmir thành hai vùng lãnh thổ ... |