📞

Vấn đề lớn nhất đằng sau sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ

15:35 | 19/02/2019
Sự bùng nổ dầu đá phiến khiến sản lượng dầu thô của Mỹ tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua. Điều này đang gây ra nhiều tai họa cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Trong thập kỷ qua, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi, từ 5 triệu thùng/ngày lên gần 12 triệu thùng/ngày. Khí đốt tự nhiên cũng tăng đáng kể, từ 21 nghìn tỷ feet khối/năm trong năm 2008 lên 29 nghìn tỷ feet khối trong năm 2017.

Khí đốt tự nhiên là loại nhiên liệu cho phép Mỹ giảm lượng khí thải nhà kính (GHG), mang lại lợi ích cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các hoạt động để sản xuất khí đá phiến lại phát ra lượng khí methane cao, khiến lợi ích mà nó mang lại chẳng thấm tháp vào đâu.

Sản lượng đá phiến của Mỹ dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vọt vào những năm 2020. (Nguồn: Bloomberg)

Mặc dù có nhiều lý do khác lý giải cho câu chuyện về than, khí đã bị bán quá mức tại Mỹ nhưng đã có hàng tỷ USD đầu tư vào các nhà máy khoan khí đốt và các nhà máy điện chạy bằng khí. Nên khí đá phiến giá rẻ cũng đã “giết chết” năng lượng hạt nhân, nguồn điện lớn nhất không có carbon.

Quan trọng hơn, các nhà máy điện chạy bằng nguyên liệu khí đốt là những khoản đầu tư lâu dài và chủ sở hữu hy vọng sẽ sử dụng chúng trong nhiều thập kỷ tới. Nói cách khác, Mỹ đã tự “khóa mình” vào khí đốt, mặc dù khoa học cho rằng quá trình chuyển đổi năng lượng này là quá ngắn.

Còn dầu thô thì sao? Trong một báo cáo mới của Daniel Raimi, tác giả cuốn sách Cuộc tranh luận về Fracking đã nghiên cứu tác động đến phát thải GHG từ nhiều tình huống sản xuất dầu trong tương lai.

Raimi đặt ra một số giả thiết khi xem xét tác động GHG của sản xuất dầu khí tại Mỹ (sản xuất cao hơn hoặc thấp hơn, chính sách khí hậu nghiêm ngặt hơn hoặc ít hơn, giả thiết về khí methane) và thấy rằng phát thải GHG luôn ở mức cao nhất.

Đáng chú ý, ngay cả các chính sách về khí hậu cũng vượt trội so với mức độ nghiêm ngặt của sản xuất dầu khí. Kế hoạch năng lượng sạch của chính quyền Obama đòi hỏi phải “đại tu” đáng kể ngành điện và sẽ đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than. Đây là một chính sách mang tính bước ngoặt và cũng là một trong những nỗ lực quan trọng nhất của chính phủ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Trong khi đó, sản lượng đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới đã phản tác dụng của việc đóng cửa một loạt các nhà máy than. Hiện nay, lượng khí thải cacbonic vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, lượng khí thải này không thay đổi quá nhiều đối với khí hậu. “Hình phạt” khí hậu lớn lại đến từ lượng khí thải methane. Lý do chính không phải mọi người tiêu thụ nhiều xăng hơn mà là vì sản lượng dầu tăng cao hơn. 

Ngoài ra, mức độ sản xuất dầu và khí tự nhiên cao cũng khiến lượng khí thải metan tăng lên, có khả năng làm ảnh hưởng đến các tác động GHG. Điều này chỉ thay đổi khi lượng khí methane giảm đáng kể dưới mức hiện tại.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu cao hơn của Mỹ có tác động đến toàn cầu. Nó liên quan trực tiếp đến giá cả và thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Đến năm 2030, thế giới có thể tiêu thụ nhiều hơn 1,6 mb/ngày so với sản lượng dầu cao của Mỹ. Dầu Mỹ sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, hạ giá và thúc đẩy nhu cầu.

Tóm lại, sự bùng nổ đá phiến của Mỹ có thể mang đến nhiều tai họa cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một báo cáo tháng trước từ trang Oil Change International cho rằng, ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đang chuẩn bị giải phóng đợt phát thải carbon mới lớn nhất thế giới từ nay đến năm 2050.

(theo Oilprice)