Xe tăng Nga trong một cuộc diễn tập ở thao trường Kadamovsky, tỉnh Rostov gần biên giới Ukraine, tháng 12/2021. (Nguồn: Reuters) |
Phản ứng trước các tuyên bố của Nhà Trắng cáo buộc Moscow chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Ukraine, Đại sứ quán Nga tại Mỹ nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Mỹ tham gia các công việc thực chất nhằm đảm bảo an ninh dựa trên các dự thảo thỏa thuận mà Nga đề xuất. Nga phản đối chiến tranh. Chúng tôi ủng hộ giải pháp ngoại giao cho tất cả các vấn đề quốc tế”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, sau cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã có cuộc thảo luận, trong đó nhấn mạnh rằng, Washington và liên minh quân sự này sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Moscow.
Trong một tuyên bố đưa ra tối 14/1 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Mỹ và NATO sẵn sàng gặp Nga một lần nữa và cam kết theo đuổi chính sách ngoại giao và đối thoại có đi có lại. Washington và các đồng minh NATO đoàn kết trên con đường ngoại giao hướng tới phía trước và hối thúc Nga hành động ngay lập tức để giảm bớt hành động xâm lược đang diễn ra đối với Ukraine”.
Trong một tuyên bố mới nhất về tương lai đàm phán với Mỹ và NATO, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, cơ hội tiếp tục đàm phán phụ thuộc vào phản ứng của phương Tây đối với các đề xuất của Moscow.
Giới chức Nga cũng cho rằng, việc Mỹ và các đồng minh NATO không sẵn sàng đáp ứng các đề xuất quan trọng của Moscow về đảm bảo an ninh đã khiến đàm phán đi vào ngõ cụt.
Trước đó, tại vòng đàm phán vừa qua, Mỹ muốn Nga rút các binh sĩ được triển khai ở vùng lãnh thổ giáp biên giới với Ukraine. Chính quyền Ukraine và phương Tây cho rằng, việc Nga tăng cường binh sĩ gần biên giới Ukraine đồng nghĩa với những ý định tiến hành một cuộc tấn công quân sự.
Tuy nhiên, Moscow luôn phủ nhận bất kỳ kế hoạch nào như vậy, đồng thời nêu rõ Nga có thể triển khai lực lượng trên lãnh thổ của mình theo cách mà nước này lựa chọn và chúng không gây ra mối đe dọa nào.
| Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Giá khí đốt tăng gần 300%, còn điều gì tồi tệ hơn? Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu đã tăng gần 300% trong năm qua do lượng dự trữ thấp bất thường, trong bối cảnh ... |
| Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2022: Phục hồi và bứt tốc tăng trưởng, khơi dậy sức bật của các ngành, địa phương và doanh nghiệp Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề "Phục hồi và bứt tốc tăng trưởng: Từ chính sách kích thích kinh ... |