Nhỏ Bình thường Lớn

Văn hóa – con người Việt Nam, chặng đường 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế

TGVN. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mỗi dân tộc đều có điều kiện và cơ hội để thúc đẩy sự phát triển, đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, đặc biệt là việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa, văn minh trong môi trường mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế.
Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng ta đã khẳng định toàn cầu hoá là xu thế khách quan, một mặt tạo ra những điều kiện cho ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi tắt đón đầu”, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó cũng chứa đựng những nguy cơ khó lường, đe dọa độc lập tự chủ và sự phát triển đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Giữ gìn bản sắc văn hóa - Thành tựu 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đổi mới về văn hóa đã tạo nên sức sống mới, diện mạo mới của văn hóa Việt Nam. (Ảnh minh họa. Nguồn: VOV)

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã trải qua 35 năm. Đó là một công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngay từ thời điểm đó cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn xác định đúng đắn đường lối, chủ trương đổi mới, bước đi và cách tiến hành phù hợp.

Do vậy, công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thu được những thành tựu ngày càng to lớn. Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hoá - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Bên cạnh những đổi mới về kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, văn hóa, đến an ninh - quốc phòng và đối ngoại đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong quá trình đổi mới đó, đổi mới về văn hóa đã tạo nên sức sống mới, diện mạo mới của văn hóa Việt Nam. Mọi sinh hoạt xã hội ngày càng cởi mở, đời sống tinh thần được "cởi trói", văn hóa truyền thống được quan tâm nhiều hơn, văn hóa dân tộc được đặt đúng vị trí, lễ hội được phục dựng, đình chùa, miếu mạo được sửa sang tôn tạo, nhu cầu tâm linh được đáp ứng… Người dân được thụ hưởng những thành tựu của các nền văn hóa khác nhau và tiếp cận với các giá trị văn hóa nghệ thuật mới của thế giới và tạo ra những giá trị văn hóa mới. Đổi mới - văn hóa Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Công cuộc đổi mới và những thành tựu của khoa học công nghệ đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội. Tiềm năng văn hóa dân tộc được khẳng định, các lĩnh vực nghệ thuật phát triển, những giá trị văn hóa Việt Nam tỏa sáng, được thế giới công nhận là một phần không thể thiếu trong kho tàng quý giá của văn hóa nhân loại. Những thành tựu văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã tác động tích cực đến đời sống xã hội và đạt được những kết quả mà trước đó chưa thể nào có được.

Đặc biệt sau nhiều năm đổi mới, chúng ta đã xác định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo… Và để xây dựng văn hóa con người cần xây dựng một hệ giá trị thích hợp để phát huy được những điểm mạnh và hạn chế thói hư tật xấu của người Việt. Cùng với đó là chuẩn bị các yếu tố cần thiết để chắt lọc thẩm thấu tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời loại bỏ các "dị tật" ngoại lai. Có thể nói đổi mới vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi. 35 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên nhiều lĩnh vực và chúng ta cũng đã có những bước chuyển lớn về tư duy văn hóa…

Văn hóa – con người Việt Nam, chặng đường 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế
Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Có thể khẳng định những đổi mới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đến an ninh - quốc phòng và đối ngoại... là nhờ có nhận thức đúng đắn, đổi mới tư duy lý luận của Đảng; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Những thành tựu đó bắt nguồn từ việc Đảng ta có đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện. Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam…

Những thành tựu đó là cơ sở để chúng ta củng cố lòng tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, khẳng định chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới là sản phẩm của sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù; đồng thời phê phán, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động phủ nhận, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với ý nghĩa như vậy, thành tựu của 35 năm đổi mới ở nước ta thực sự đã góp phần quan trọng khẳng định sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.

Kinh tế tập thể - Xu hướng hội nhập quốc tế và hợp tác xã thông minh

Kinh tế tập thể - Xu hướng hội nhập quốc tế và hợp tác xã thông minh

TGVN. Sáng 11/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên minh hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh ...

Đa dạng hóa phương thức và nội dung vận động người Việt Nam ở nước ngoài

Đa dạng hóa phương thức và nội dung vận động người Việt Nam ở nước ngoài

TGVN. Chia sẻ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 45 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Phó Chủ ...

Con đường thịnh vượng và bền vững của Việt Nam-ASEAN

Con đường thịnh vượng và bền vững của Việt Nam-ASEAN

TGVN. Năm nay 2020, Việt Nam đang kỷ niệm 25 năm tham gia ASEAN và giữ vị trí Chủ tịch ASEAN. Với vai trò dẫn ...

Trần Diệu Linh (từ Hàn Quốc)