Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...

THỤY NGUYÊN
(từ Vientiane)
Tham gia Lễ hội Mãn Chay (Boun Ok Phansa) của Lào, bạn sẽ lạc trong một không gian văn hóa linh thiêng, nhuốm màu cổ tích, huyền thoại và tôn giáo, với những ấn tượng vô cùng đặc biệt và khó quên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...
Nghi thức dâng thức ăn cho nhà sư khất thực trong Lễ hội Mãn Chay (Nguồn: Pathet Lao)

Theo tập tục người Lào, mùa chay kéo dài ba tháng từ tháng 8-11. Trong thời gian này, các nhà sư tập trung thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy giáo lý trong các chùa. Trong thời gian vào chay, người Lào thường kiêng kị cất nhà, cưới hỏi, một số người tạm thời bỏ rượu, bỏ hút thuốc.

Lễ hội Mãn Chay chính là dịp đánh dấu kết thúc ba tháng vào chay tại các chùa Lào. Từ đây, mọi hoạt động của các nhà sư cũng như người dân Lào đều trở lại bình thường.

Đây là một dịp lễ quan trọng trong năm, thể hiện nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của đất nước Lào như truyền thống dâng thức ăn cho các nhà sư khất thực, đi chùa lễ Phật, lễ hội đua thuyền...

Dâng thức ăn cho nhà sư khất thực

Nghi thức dâng thức ăn cho nhà sư khất thực là nét văn hóa truyền thống được thể hiện trong đời sống xã hội của người dân Lào nói chung và trong Lễ hội Mãn Chay nói riêng.

Vào sáng ngày hội Mãn Chay, người dân thường dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ thực phẩm và tập trung sẵn trong các chùa hoặc dọc các đoạn đường để chờ được dâng thức ăn cho các nhà sư. Các nhà sư mang theo các bát khất thực đi thành hàng theo thứ tự từ nhà sư trụ trì đến các chú tiểu. Lúc các sư đi qua, người dân quỳ gối, tay đặt thức ăn hoặc tiền vào bát và thành kính nhận phúc lành do các nhà sư ban cho.

Kongsee Thinavong – một bạn trẻ Lào cho biết, nghi thức dâng thức ăn cho nhà sư khất thực trong Lễ hội Mãn Chay có một ý nghĩa quan trọng.

Đây là nghi thức thể hiện niềm tin của người dân đối với Phật giáo cũng như sự kính trọng đối với các nhà sư.

Với việc dâng thức ăn, người dân cũng nhận được phúc lành từ các nhà sư, qua đó hy vọng may mắn, bình an, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và gia đình.

Còn đối với tôi – một người Việt Nam, lần đầu tiên tham gia nghi thức dâng thức ăn cho nhà sư khất thực, cảm giác trong tâm hồn thật thanh thản, thoải mái và có thêm những nguồn năng lượng tích cực.

Tôi cảm nhận được sự thành kính, tôn trọng đặc biệt của người dân Lào đối với các nhà sư, với Phật giáo - tôn giáo phổ biến, có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn hóa và gắn liền với dòng chảy lịch sử của Lào.

Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...
Một ngôi chùa được trang hoàng rực rỡ trong Lễ hội Mãn Chay tại Luang Prabang. (Nguồn: Tholakong)

Đi chùa cúng Phật

Ở một đất nước Phật giáo, việc đi chùa cúng Phật là một hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng không thể thiếu, nhất là trong Lễ hội Mãn Chay.

Trước ngày kết thúc mùa chay, các ngôi chùa trên khắp mọi địa phương của Lào được nhà sư và người dân chung tay dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng rực rỡ để chuẩn bị tổ chức các nghi thức truyền thống.

Vào ngày chính lễ, người dân tập trung trong chùa nghe các nhà sư tụng kinh trong khoảng 30 phút. Sau đó, các sư thực hiện nghi thức vẩy nước thơm đã được chuẩn bị sẵn trong một chiếc xô bằng một cành lá phúc, cầu chúc những điều tốt lành, bình an cho mọi người.

Nhà sư trụ trì tuyên bố cho toàn dân được biết các sư đã thực hiện tốt nghĩa vụ và công việc của mình trong ba tháng mùa chay như thế nào. Các sư đã sám hối về những lỗi lầm mà mình mắc phải trong một năm qua. Từ thời điểm này, mùa chay chính thức kết thúc.

Theo Trần Quốc Toàn - sinh viên Việt Nam tại Lào, điều làm anh đặc biệt ấn tượng đối với Lễ hội Mãn Chay chính là các ngôi chùa được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ với những đèn hoa đăng và đèn nháy nhiều màu sắc. Anh đã có cơ hội trải nghiệm Lễ hội Mãn Chay tại thành phố Luang Prabang, cố đô của Lào với những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Wat Xiengthong.

Tại đây, khách tham quan như lạc vào một thế giới lung linh, rực rỡ sắc màu ánh sáng của những ngọn đèn hoa đăng được xếp bày theo hàng trên sân chùa và những dây đèn nháy nhiều màu sắc trang trí trên các mái chùa.

Trong không gian huyền ảo ấy, người dân hân hoan mặc những bộ quần áo truyền thống đẹp nhất, cùng nhau đi ngắm cảnh chùa và ghé thăm những gian hàng bày trong khuôn viên chùa.

Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...
Lễ hội đua thuyền truyền thống. (Nguồn: Lao phatthana news)

Lễ hội đua thuyền và hội chợ truyền thống

Có một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu trong Lễ hội Mãn Chay. Đó chính là Lễ hội đua thuyền truyền thống (Boun Suang Heua) được tổ chức ở nhiều địa phương khắp nước Lào. Trong đó, nổi tiếng nhất vẫn là Lễ hội đua thuyền tại Luang Prabang và tại thủ đô Vientiane.

Lễ hội đua thuyền thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, đồng lòng nhất trí, ý chí khát vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên của người dân Lào.

Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian thu hút đông đảo người dân và du khách nước ngoài tham gia, tạo nên sự cuốn hút riêng cho Lễ hội Mãn Chay nói riêng và cho nền văn hóa đặc sắc của Lào nói chung.

Vào Lễ hội Mãn Chay, hầu hết các địa phương Lào đều tổ chức các hội chợ trưng bày mặt hàng truyền thống địa phương. Hội chợ chủ yếu thu hút đông người dân và khách du lịch tham quan vào các buổi tối.

Tại hội chợ, bạn sẽ được thấy những mặt hàng đặc sắc từ đôi tay khéo léo của người dân Lào. Đó là những sản phẩm mây tre đan khéo léo được tạo hình thành những chiếc túi xách, chiếc ví hợp thời trang, những sản phẩm đồ chạm khắc gỗ tinh xảo với họa tiết hình voi, con vật truyền thống biểu tượng của đất nước hoặc phù điêu thể hiện các nhân vật huyền thoại, những câu chuyện cổ tích Lào.

Bên cạnh đó, những gian hàng đồ dệt thổ cẩm, tơ lụa và những trang phục truyền thống cũng không kém phần hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và khách du lịch.

Hội chợ cũng trưng bày và bán nhiều sản phẩm đặc sắc khác như các loại thuốc dân gian, thực phẩm truyền thống, hàng lâm - thổ sản...

Vào buổi tối, hội chợ truyền thống Lễ hội Mãn Chay thêm lung linh, huyền ảo bởi ánh đèn rực rỡ từ các gian hàng, sự huyên náo, tấp nập của dòng khách tham quan mang lại ấn tượng đặc biệt cho những người lần đầu tiên trải nghiệm.

Không chỉ vậy, ở Lễ hội Mãn Chay còn diễn ra nhiều loại hình sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa dân gian đặc sắc khác, thể hiện nét đặc trưng của nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc của nhân dân các bộ tộc Lào. Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm được chính quyền và người dân Lào gìn giữ, bảo tồn và phát huy, đồng thời tạo nên sức hút của đất nước triệu voi đối với khách du lịch quốc tế.

Sau hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, Chính phủ Lào và chính quyền các địa phương đã lên kế hoạch tổ chức Lễ hội Mãn Chay chu đáo với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống và tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Dự kiến, Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 8-10/10.

Thăm Hà Giang mùa lúa chín vàng, dự Lễ hội Gầu Tào kỳ bí và độc đáo của đồng bào dân tộc Mông

Thăm Hà Giang mùa lúa chín vàng, dự Lễ hội Gầu Tào kỳ bí và độc đáo của đồng bào dân tộc Mông

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan hùng vĩ, ...

Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 10 chuẩn bị khai màn

Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 10 chuẩn bị khai màn

Ngày 4/9, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 10 (Vietfest Seoul 2022), nhằm ...

Lễ hội bia Đức tháng 10 - Tái hiện không khí lễ hội sôi động của vùng Bavaria ngay tại Việt Nam

Lễ hội bia Đức tháng 10 - Tái hiện không khí lễ hội sôi động của vùng Bavaria ngay tại Việt Nam

Lễ hội bia tháng 10 (Oktoberfest) - sự kiện văn hóa Đức được mong đợi nhất tại Việt Nam sẽ trở lại Hà Nội và ...

Lễ hội văn hóa Việt Nam-Warsaw 2022: Mang nghệ thuật múa rối nước đến bạn bè Ba Lan

Lễ hội văn hóa Việt Nam-Warsaw 2022: Mang nghệ thuật múa rối nước đến bạn bè Ba Lan

Lễ hội văn hóa Việt Nam-Warsaw 2022 sẽ được Quận trung tâm, thành phố Warsaw phối hợp với Hội Người Việt Nam, Đại sứ quán ...

Lễ hội mùa Hè ven sông Hàn ở thủ đô Seoul trở lại

Lễ hội mùa Hè ven sông Hàn ở thủ đô Seoul trở lại

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, Lễ hội mùa Hè ven sông Hàn ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ trở ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động