Về An Giang chiêm ngưỡng 'Đà Lạt của miền Tây'

CHIẾN KHU
Baoquocte.vn. An Giang xưa nay nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ và huyền bí, miền đất tâm linh với nhiều địa danh nổi tiếng, trong đó phải kể đến vùng Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Khu du lịch Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. (Ảnh: Chiền Khu)
Toàn cảnh Khu du lịch núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. (Ảnh: Chiến Khu)

Nổi bật trong dãy Thất Sơn chính là ngọn núi Cấm, với khí hậu mát mẻ được ví như một phiên bản “Đà Lạt của miền Tây".

Núi Cấm đã trở thành điểm tham quan, vui chơi và chiêm bái hấp dẫn bậc nhất tại An Giang nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung.

Ngọn núi thiêng

Núi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm hay Thiên Cấm Sơn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tọa lạc ở độ cao khoảng 710 m so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao nhất của vùng Thất Sơn hùng vĩ, một vùng sơn địa đặc thù độc đáo không chỉ của tỉnh An Giang, mà của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, trên đỉnh núi Cấm có những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như tượng Phật Di Lặc cao 33,6m, chùa Vạn Linh, Thiền viện chùa Phật Lớn...

Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có các điểm tham quan thú vị như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện 13 tầng, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm, vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hong.

Từ xưa, bà con miền Tây Nam Bộ, nhất là những người theo đạo Phật đã coi núi Cấm ở An Giang là vùng địa linh, vùng đất Phật nên hằng năm có tới hàng triệu du khách đổ về “Thất Sơn huyền bí” để chiêm bái và vãn cảnh.

Hiện nay, Khu du lịch núi Cấm có tiềm năng khá lớn trong phát triển du lịch tâm linh, thắng cảnh địa phương, tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.

Núi Cấm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90 km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 710 m, chiếm chu vi 28.600 m. Đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn.

Vẻ đẹp trầm mặc, linh thiêng của núi Cấm. (Ảnh: Chiền Khu)
Vẻ đẹp trầm mặc, linh thiêng của núi Cấm. (Ảnh: Chiến Khu)

Núi Cấm tức Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ XIX. Sách miêu tả: “... Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót”.

Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Tác giả cho biết, núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm như hình như cái đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn...

Núi cao là nơi sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…

Núi Cấm sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm. Đến đây, du khách sẽ có dịp viếng chùa, tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc, leo núi Cấm An Giang, khám phá hang động, tắm suối...

Hồ Thuỷ Liêm-Hồ trên đỉnh núi là nơi thu hút đông du khách tham quan nhất. (Ảnh: Chiền Khu)
Hồ Thuỷ Liêm - Hồ trên đỉnh núi là nơi thu hút đông du khách tham quan nhất. (Ảnh: Chiến Khu)

Khu du lịch lý tưởng

Từ khi hình thành cho đến nay, Khu du lịch núi Cấm đã có nhiều danh lam thắng cảnh được hoàn thiện, tiêu biểu như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm... Đặc biệt, hiện núi Cấm có thêm hệ thống cáp treo để du khách có thể tận hưởng hết cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp mà tạo hóa ban tặng nơi đây.

Hệ thống cáp treo núi Cấm được khởi công vào cuối 2013, và đã được đưa vào phục vụ khách du lịch từ dịp Tết năm 2015.

Đây là cáp treo đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long, được đầu tư xây dựng bài bản và hiện đại. Cáp treo núi Cấm gồm 16 trụ cáp, 89 cabin và 2 nhà ga, mỗi giờ vận chuyển được 2.000 hành khách, thời gian di chuyển chỉ khoảng 15 phút là tới đỉnh.

Ngồi trong cáp treo, bạn có thể đưa tầm mắt ngắm cả một khoảng trời An Giang tuyệt đẹp từ trên cao. Màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng, màu xanh mượt mà của cánh đồng lúa đương thì con gái, hay màu vàng rực của những cây lúa chờ thu hoạch trải dài như một tấm thảm, điểm xuyết những cây thốt lốt vươn mình trong nắng.

Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 535m trên lưng chừng núi Cấm, khuôn viên trải rộng đến 3.000m2, với kiến trúc cổ truyền mang đậm sắc thái Á Đông. Trước chùa là ngôi bảo tháp uy nghi 9 tầng, cao 35m, ngắm được toàn cảnh khu vực.

Chánh điện là một tòa nhà rộng lớn, có điện Phật bày trí tôn nghiêm, các tượng thờ được tạc bằng đá quý. Quanh chùa là hoa kiểng xanh mát, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á” vào tháng 5/2013.

Tượng có chiều cao 33,6m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc và hài hòa giữa không gian núi rừng, đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả của Phật Di Lặc.

Chùa Phật Lớn trên núi Cấm có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là ngôi chùa danh tiếng khắp vùng.

Chùa được xây dựng năm 1912, khi trong chùa có pho tượng Phật cao 1,8m, lớn hơn các tượng thờ khác trong vùng nên được gọi là chùa Phật Lớn. Cách gọi này còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông, cũng trên núi Cấm.

Hiện nay, chùa đã được mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm nhiều công trình phục vụ du khách hành hương, vãng cảnh.

Hồ Thủy Liêm trên núi Cấm có diện tích 60.000 m2 mặt nước, sức chức 300.000m khối nước, đường dạo quanh hồ 1.000m. Xung quanh hồ được trồng hoa và bắc cầu tạo cảnh quan thơ mộng.

Do nhu cầu tâm linh, hồ Thủy Liêm ngày nay còn trở thành địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Từ nguồn thức ăn của khách thập phương, đàn cá dưới hồ lớn nhanh như thổi, bình quân mỗi con nặng trên 2 kg, đặc biệt có cá chép nặng đến 5-6 kg.

Hệ thống cáp treo phục vụ du khách tham quan núi Cấm. (Ảnh: Chiền Khu)
Hệ thống cáp treo phục vụ du khách tham quan núi Cấm. (Ảnh: Chiến Khu)

Khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, có diện tích khoảng 100 ha, tọa lạc dưới chân núi, với cảnh quan thiết kế đẹp mắt và nhiều tiện ích phục vụ khách du lịch như khách sạn tiện nghi, hồ bơi trong xanh, lý tưởng cho chuyến nghỉ dưỡng.

Khu vui chơi giải trí rộng rãi, thích hợp tổ chức cắm trại, hoạt động tập thể. Nhà hàng thoáng mát phục vụ các món ăn mang đậm hương vị Nam Bộ, những sản vật địa phương như: bánh xèo trứng đà điểu, cua núi rang me, gà tre, thỏ, ve sữa...

Từ những lợi thế riêng có, ngành du lịch tỉnh An Giang đã xác định Khu du lịch núi Cấm là một trong những Khu du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Hướng tới, ngành sẽ tăng cường nhiều hoạt động nhằm khai thác tiềm năng, đặc biệt là loại hình du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng.

Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm sẽ phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, homestay, sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng. Bên cạnh đó, Khu du lịch Núi Cấm còn gắn kết với Lễ hội văn hóa cấp Quốc gia vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Nơi đây cũng sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình mới như: Khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ hành hương, khu biệt thự nghỉ dưỡng... để dần phát triển thành một khu du lịch bề thế với đầy đủ “viếng chùa - thưởng ngoạn - giải trí thư giãn và ẩm thực”.

Khu du lịch núi Cấm đã, đang và sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng, một điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Rừng tràm Trà Sư: Từ vùng trũng hoang hóa đến điểm du lịch lý tưởng

Rừng tràm Trà Sư: Từ vùng trũng hoang hóa đến điểm du lịch lý tưởng

Đến An Giang vào mùa nước nổi bạn hãy một lần du ngoạn trong rừng tràm Trà Sư (thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên), ...

Ấn tượng về mảnh đất biên cương Hà Giang

Ấn tượng về mảnh đất biên cương Hà Giang

Hà Giang đã thay đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trong đó hoạt động du lịch là động lực chính tạo nên sự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động