Thành phố Varanasi nằm bên bờ sông Hằng, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây được biết đến là trung tâm suốt hàng nghìn năm của Hindu giáo và là một trong tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath, nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo. |
Nói đến Varanasi, người ta không thể không nhắc đến sông Hằng. Thần thoại của người Hindu kể rằng sông Hằng chảy từ thiên đàng xuống thẳng hạ giới. Vì vậy, ngôi nhà thực sự của sông Hằng theo Ấn Độ giáo là tại thiên đàng, mà đỉnh Himalaya chính là nơi bắt nguồn ở hạ giới. |
Varanasi còn nổi tiếng là một trong những đô thị có dân cư liên tục cổ xưa nhất trên toàn thế giới. |
Tại thành phố này, mọi sinh hoạt và niềm tin tôn giáo đều gắn với dòng sông Hằng linh thiêng. Mỗi ngày, hàng nghìn người đổ về Varanasi khiến các con phố bé nhỏ và cũ kỹ càng thêm chật chội. |
Người dân bản địa sinh hoạt hàng ngày trên dòng sông linh thiêng này, bất chấp cách đó chừng vài trăm mét, người ta cho rải tro than hoả táng xuống sông. |
Hàng đêm, bến sông Hằng là một sân khấu lớn, là nơi thực hiện những nghi lễ truyền thống, hấp dẫn du khách. Trong ảnh: Lễ cầu nguyện Ganga Aarti. |
Hàng nghìn người thường tập trung bên bờ sông Hằng để xem các nghi lễ truyền thống. Sông Hằng được xem là nguồn sống và là vật báu của Ấn Độ, nơi lưu trữ cả sức mạnh văn hóa và tâm linh truyền thống đậm chất phương Đông. |
Đối với mỗi tín đồ, một lần trong đời đến thành phố cổ xưa để đợi chờ trong sương sớm, ngắm bình minh, cầu nguyện, tắm giặt và uống nước sông Hằng là nguyện ước đời người. Trong ảnh: Cụ ông 82 tuổi, Murali Mohan Sastry, uống nước từ sông Hằng trong buổi cầu nguyện buổi sáng ở Varanasi. |
Theo quan niệm của đạo Hindu, tắm sông Hằng là một cách để tẩy tội và thanh tịnh tinh thần, đồng thời đem lại sức khỏe và may mắn cho người thực hiện. Đoạn sông trải dài hơn 3 km đông đúc vào mỗi buổi sáng bởi những người hành hương làm lễ. Các tín đồ đứng trên bờ cầu nguyện, đặt các hoa cúng và nến vào dòng sông Hằng, với ước nguyện có được sự tha thứ, bảo vệ và may mắn trong cuộc sống. Sau đó, người dân thường sẽ múc nước vào các can nhựa mang về thờ hoặc phục vụ sinh hoạt hàng ngày. |
Một trong những nguyên nhân người ta đến với thành phố này tìm một nơi an nghỉ cuối cùng. Trong văn hóa Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời. Họ tin rằng sau khi chết được tắm rửa, hỏa thiêu và rắc tro xuống sông Hằng, thần sông, nữ thần Ganga, sẽ đưa họ đến miền cực lạc. Trong ảnh: Ông Murali Mohan Sastry, 82 tuổi, đã cùng vợ rời thành phố phía Nam Hyderabad để đến sống trong ngôi nhà cộng đồng ở Mumukshu Bhavan,Varanasi. |
Những ngôi nhà cộng đồng khá phổ biến ở Varanasi, đây là nơi dành cho những người muốn sống những năm cuối đời tại thành phố linh thiêng. |
Varanasi là tập hợp của những tòa “ghat” xưa cũ (theo tiếng Hindi là những bậc cầu thang dẫn xuống bờ sông), được xây cất trên những nền móng vững chắc từ đời này sang đời khác, lần lượt chồng lên nhau mà không hề có một quy hoạch hay cải tạo đô thị nào được thực hiện một cách triệt để. Người Ấn tin rằng, nếu được hỏa táng nơi đây, linh hồn sẽ được yên nghỉ mãi mãi, họ sẽ thoát khỏi được kiếp luân hồi bất tận. |
Ở Varanasi tồn tại một ghat được xem là mẹ của các ghat - Manikarnika, tương truyền rằng, nơi đây chính là do thần Vishnu và Shiva (hai vị thần vĩ đại nhất, thủ lĩnh các thần trong đạo Hindu) vô tình tạo nên. |
Chính vì vậy, việc đến được Manikarnika Ghat, thực hiện nghi thức gột rửa thân thể, hóa thân mình vào ngọn lửa hoàn vũ và mãi mãi hòa mình xuống dòng sông Mẹ bao dung, chính là mục đích cuộc đời của một người Ấn, từ thế hệ này sang thế hệ khác. |
Những người đã khuất về Varanasi tựa nơi an nghỉ cuối cùng nhưng Varanasi không phải là thành phố của người chết. Varanasi là thành phố của tâm linh và thanh thản, nơi lưu trữ sức mạnh văn hóa khó tin, giống như Ấn Độ, đất nước của những điều "không thể trở nên có thể". |
| Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức lễ tri ân, trao tặng huân, huy chương cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn sau thảm hoạ động đất Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và không bao giờ quên tình đoàn kết của Việt Nam đối với đất nước ... |
| Thúc đẩy giao lưu, hợp tác về du lịch và nông nghiệp với tỉnh Miyazaki, Nhật Bản Ngày 25/4, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản Vũ Chi Mai đã có chuyến công tác, chào xã giao Thống đốc và ... |
| ‘Anh Việt Nam’ nghe nhạc Trịnh làm việc ở Liên hợp quốc Làm việc tại Liên hợp quốc (LHQ), ông Nguyễn Hữu Động từng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng dù có đi đâu, làm ... |
| Lại bàn về hội nhập: Đòi hỏi 'tái nhận diện' bức tranh toàn cảnh, tối đa hóa lợi ích phục vụ phát triển Trong mấy chục năm qua, từ “hội nhập” có lẽ là một trong những từ khóa phổ cập nhất ở nước ta. Tuy nhiên phải ... |
| Phát triển ngành Halal Việt Nam: Hướng đi mới cho ngoại giao kinh tế Bộ Ngoại giao với vai trò “mở đường, đồng hành” sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ... |