Vì sao điện ảnh nhiều khu vực vẫn vắng bóng tại Oscar?

Vân Hà
Các bộ phim đến từ châu Âu vẫn chiếm ưu thế hơn các tác phẩm từ châu Á, châu Phi hay Mỹ Latin trong hạng mục 'Phim quốc tế hay nhất' của Oscar.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi thành lập năm 1948, Giải thưởng Oscar danh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ dành cho phim quốc tế hay nhất thường được trao cho các tác phẩm đến từ châu Âu.

Mặc dù trong 15 năm trở lại đây, các tác phẩm không phải của châu Âu vẫn đoạt giải Oscar, tuy nhiên những bộ phim đến từ châu Á, châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean vẫn ít được ban giám khảo công nhận.

Oscar vắng bóng phim châu Phi
Tác phẩm của Nam Phi “Tsotsi” (2006) là bộ phim châu Phi hiếm hoi giành giải Oscar cho phim quốc tế hay nhất. (Nguồn: Alamy)

Sự chênh lệch

Cụ thể, nền điện ảnh của châu Phi chỉ có 3 tác phẩm đoạt giải trong lịch sử gần 75 năm của giải thưởng này. Đáng chú ý, trong số ba tác phẩm từng đoạt giải của châu Phi, có hai tác phẩm ZBlack and White in Color là sản phẩm hợp tác giữa Pháp và hai nước thuộc địa cũ.

Tác phẩm thứ ba, Tsotsi của đạo diễn người Nam Phi Gavin Hood, đã trở thành bộ phim không nói tiếng Pháp của châu Phi đầu tiên giành được giải thưởng Viện Hàn lâm năm 2006.

Dù vậy, ông Steve Ayorinde, nhà phê bình phim nổi tiếng người Nigeria và từng làm giám khảo tại các liên hoan phim quốc tế như Cannes, Berlin và Toronto, nhận định thành công của Tsotsi không hẳn là ngẫu nhiên. Nhiều bộ phim Nam Phi thu hút được sự chú ý của quốc tế đều do các nhà làm phim da trắng thực hiện. Trong trường hợp của Tsotsi, đó là đạo diễn Gavin Hood.

Tuy nhiên, các nền điện ảnh khác của châu Phi không có may mắn đó. Đơn cử như Nigeria, mặc dù sản xuất khoảng 2.500 bộ phim mỗi năm, song nền công nghiệp phim “Nollywood” của nước này vẫn chưa giành được giải thưởng nào của Viện Hàn lâm điện ảnh nước ngoài.

Tương tự như Ấn Độ, một nền điện ảnh lớn tại châu Á. Một nửa số phim châu Á đoạt giải là do Nhật Bản sản xuất. Bất chấp quy mô của nền điện ảnh Bollywood, Ấn Độ chưa bao giờ giành được giải "Phim quốc tế hay nhất".

Tại sao lại có câu chuyện này?

Trước hết, ông Ayorinde cho rằng các nền điện ảnh từ châu Á, châu Phi hay Mỹ Latinh khó giành được sự chú ý của quốc tế, chưa nói đến việc đề cử, nếu vắng sự tài trợ, hợp tác hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ phương Tây.

Theo bà Namrata Joshi, nhà phê bình phim người Ấn Độ từng làm giám khảo liên hoan phim quốc tế tại Toronto, Moscow và Cluj, việc thiếu kinh phí quảng bá tới giới phê bình và Viện Hàn lâm có thể là một lý do.

Liên quan tới thể thức, ông Ayorinde nhận định nhiều nền điện ảnh chú trọng sản xuất các bộ phim chỉ để xem tại nhà, trong khi giải Oscar yêu cầu các bộ phim cần được công chiếu tại rạp để được xem xét đề cử.

Ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng: Những bộ phim châu Âu sử dụng tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha hoặc Italy, có lợi thế hơn vì đây là các “ngôn ngữ quốc tế”.

Cuối cùng là về nội dung. Giải thưởng Oscar đòi hỏi các tác phẩm có sự đầu tư, trau chuốt về mặt hình ảnh, cốt truyện và diễn xuất, điều khiến nhiều nền điện ảnh tại các khu vực trên còn thiếu. Bà Namrata Joshi cho rằng, phim Ấn Độ thường quá cường điệu đối với khán giả quốc tế hoặc chứa quá nhiều cảnh ca múa nhạc.

Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề này?

(03.31) Số lượng các nước có phim giành giải thường Oscar hạng mục phim quốc tế. (Nguồn: DW)
Thống kê các nước có phim giành giải thường Oscar hạng mục phim quốc tế cho thấy, Italy hiện dang dẫn đầu với 13 giải Oscar; Pháp 11 giải Oscar, các nước Tây Ban Nha, Nga, Đan Mạch, Nhật Bản đều từng 4 lần giành giải Oscar. (Nguồn: DW)

Một Oscar bình đẳng hơn

Những năm gần đây, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã nỗ lực trở nên đa dạng hơn, sẵn sàng tiếp nhận, xem xét và đề cử các tác phẩm từ nhiều nền điện ảnh khác nhau, song thay đổi căn bản như vậy khó diễn ra một sớm một chiều.

Trong bối cảnh đó, ông Ayorinde nhận định sự bùng nổ các dịch vụ phát trực tuyến có thể là một giải pháp. Netflix đang đặt ra các tiêu chuẩn điện ảnh ngay cả đối với những bộ phim được sản xuất để xem tại nhà, qua đó khiến nâng cao chất lượng, đồng thời khiến các tác phẩm này dễ được tiếp cận và đón nhận hơn bởi người xem quốc tế. Nhiều bộ phim chất lượng cao được sản xuất chỉ để phát trực tuyến.

Ngoài ra, ông cho rằng giải thưởng này cần cân nhắc thay đổi các yêu cầu xem xét đề cử giải thưởng, như yêu cầu phim phải được phát hành tại rạp, đồng thời mở rộng thêm hạng mục giải thưởng cho phim quốc tế.

Bà Joshi nhận định, việc có thêm nhiều người Ấn Độ trở thành thành viên của ban giám khảo Oscar là một bước đi quan trọng đầu tiên để nền điện ảnh Ấn Độ nhận được sự đánh giá đúng mức.

Cuối cùng, ông Ayorinde tin tưởng, những đề xuất trên sẽ tạo cơ hội cho nhiều phim không nói tiếng Anh tham gia giải thưởng. Tuy nhiên, nhà phê bình phim này cũng khẳng định chất lượng tổng thể của các bộ phim tại Oscar sẽ không vì thế mà sụt giảm bởi suy cho cùng, “những bộ phim hay sẽ luôn nổi bật”.

Lễ trao giải Oscar 2022 gọi tên CODA

Lễ trao giải Oscar 2022 gọi tên CODA

Lễ trao giải Oscar 2022 đã tôn vinh CODA (Giai điệu con tim) là Phim hay nhất. Màn hóa thân của Jessica Chastain trong phim ...

Những dư vị đáng nhớ của Oscar 2022

Những dư vị đáng nhớ của Oscar 2022

Lễ trao giải Oscar 2022 vừa khép lại với đầy đủ dư vị của một bữa tiệc điện ảnh Hollywood sau hai năm bị giới ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất thế giới.
Tác phẩm nghệ thuật quả chuối dán tường được bán đấu giá 6,2 triệu USD

Tác phẩm nghệ thuật quả chuối dán tường được bán đấu giá 6,2 triệu USD

6,2 triệu USD là mức giá mới được trả cho tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc.
Bức tranh nghệ thuật trường phái siêu thực có giá hơn 121 triệu USD

Bức tranh nghệ thuật trường phái siêu thực có giá hơn 121 triệu USD

Hơn 121 triệu USD là mức giá được trả cho 'Empire of Light', một bức tranh nghệ thuật thuộc trường phái siêu thực của Rene Magritte (1898-1967).
Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Blogger người Trung Quốc Hal Mire có 341.000 người theo dõi, gây chú ý khi kể câu chuyện của mình và chú mèo cùng có vết bớt trên mặt.
Người phụ nữ gây lo lắng khi đặt mục tiêu sinh đủ 12 con theo các con giáp

Người phụ nữ gây lo lắng khi đặt mục tiêu sinh đủ 12 con theo các con giáp

Cô Tian Dongxia, bà mẹ 9 con, cho biết cô muốn sinh đủ 12 con giáp và đang lên kế hoạch để sinh con thứ 10.
Biến rác thành tác phẩm nghệ thuật

Biến rác thành tác phẩm nghệ thuật

Trong nỗ lực làm sạch đỉnh Everest, các nhà hoạt động môi trường tại Nepal đang biến rác thải thành những tác phẩm nghệ thuật...
Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối, Hồng quyết chiến với ông trùm Quân "già" và trở về tìm mẹ con Diễm như đã hứa...
Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Siêu mẫu Minh Tú, ca sĩ Hòa Minzy cùng dàn Hoa hậu, Á hậu chúc mừng Thùy Tiên ra mắt vai diễn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'.
Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35, Diễm thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm ép Hồng chuyển hàng lần cuối để cứu em trai...
Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34, Hồng hốt hoảng khi biết ông trùm bắt cóc em trai, Diễm sắp rời bản Mây...
Tùng Dương ra mắt hai ca khúc tự sáng tác trong album mới

Tùng Dương ra mắt hai ca khúc tự sáng tác trong album mới

Tùng Dương giới thiệu album mới nhất mang tên “Multiverse - Đa vũ trụ” với 12 bài hát thể hiện triết lý sống của anh khi bước sang một ngưỡng mới của cuộc đời.
Liên hoan phim quốc tế Cairo 2024: Bộ phim về hành trình của người Palestine gây tiếng vang

Liên hoan phim quốc tế Cairo 2024: Bộ phim về hành trình của người Palestine gây tiếng vang

Bộ phim có tên Passing Dreams, kể về Sami, một cậu bé người Palestine 12 tuổi, cùng chú và người anh họ trong hành trình 'theo cánh chim về nhà'.
Phiên bản di động