TIN LIÊN QUAN | |
Siêu máy tính chống biến đổi khí hậu | |
Ảnh GIF - khi hạn chế công nghệ là thế mạnh |
Năm 1979, phòng thí nghiệm Santa Teresa (thuộc Tập đoàn IBM) tại thung lũng Silicon tiến hành một thử nghiệm, theo đó cho phép 5 nhân viên được làm việc tại nhà. Để đảm bảo công việc, Santa Teresa đã lắp đặt thiết bị xử lý chuyên dụng tại nhà để nhân viên làm việc.
Hiệu quả bước đầu cho thấy máy chủ văn phòng không bị quá tải và chi phí thuê thêm diện tích văn phòng giảm đáng kể. Chính vì vậy, đến năm 1983, IBM đã cho phép khoảng 2.000 nhân viên làm việc từ xa.
Nhiều người cho rằng làm việc tại nhà sẽ chủ động và hiệu quả hơn. (Nguồn: The Atlantic) |
Một báo cáo sau đó của IBM cho thấy, có khoảng 40% nhân viên, tương đương 386.000 người của Tập đoàn tại 173 quốc gia trên thế giới có thể làm việc mà không cần đến văn phòng. Điều này đã giúp IBM tiết kiệm được 58 triệu mét vuông không gian văn phòng và tiết kiệm được khoảng 2 triệu USD".
Việc này được duy trì cho đến tháng 3/2017, khi IBM bất ngờ thông báo rằng, tập đoàn này muốn nhân viên quay trở lại làm việc trong văn phòng theo cách truyền thống. Tuyên bố này vấp phải nhiều phản ứng mạnh mẽ từ đại đa số nhân viên IBM đang làm việc tại nhà. Nhiều người nghi ngờ rằng liệu đây có phải là một biện pháp giải quyết tình trạng cổ phiếu IBM rớt giá liên tục trong nhiều năm gần đây.
Cũng không ít ý kiến cho rằng, đây cũng có thể là một chiến dịch giảm biên chế ngầm, hoặc là một phần của nỗ lực “ăn theo” những tập đoàn công nghệ vốn không cho phép nhân viên làm việc từ xa như Apple hay Google...
Thậm chí, Kate Lister, chủ tịch tổ chức Global Workplace Analytics còn phê phán rằng, quyết định trên của IBM "chỉ làm giảm năng suất lao động, lãng phí tài năng và tăng chi phí”.
Tuy nhiên, quyết định của "gã khổng lồ" IBM chắc hẳn là có lý do. Khảo sát mới đây của viện Gallup cho thấy: “Các công ty nên xét theo từng tính chất công việc mà để nhân viên làm ở nhà hay ở văn phòng. Cụ thể những nhân viên làm trong lĩnh vực bán hàng hay giải quyết kiến nghị khách hàng, công việc cần nhiều tương tác hay chăm sóc khách hàng thì việc đến văn phòng là không cần thiết. Với các công việc khác thì làm việc nhóm tại văn phòng sẽ hiệu quả hơn vì các nhân viên có thể thường xuyên tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm… Điều đó sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn."
Số khác lại đề cao tính tương tác khi làm việc nhóm tại văn phòng. (Nguồn: The Atlantic) |
Đại diện IBM cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu trên trong việc xây dựng những văn phòng mới cho gần 5.000 nhân viên đang làm việc từ xa quay lại làm việc tại văn phòng. Nhân viên IBM thường chia sẻ thông tin bằng cách gửi tài liệu cho nhau và việc này có thể mất rất nhiều thời gian với những tài liệu dài đến hàng trăm trang. Dĩ nhiên, sự sắp xếp này sẽ còn tùy thuộc vào tính chất công việc. Giờ đây, một nhóm nhân viên không quá 9 người của IBM sẽ ngồi làm việc chung một bàn. Việc liên lạc từ xa đã giảm thiểu nhưng đồng thời họ cho rằng hiệu suất làm việc sẽ được tăng cường tối đa".
Khám phá "siêu phẩm" laptop cách đây 20 năm Chiếc máy tính được mua với giá hời - chỉ 5 USD, nhưng lại ẩn chứa bên trong rất nhiều điều bất ngờ thú vị. |
Apple không lọt top 10 công ty sở hữu bằng sáng chế nhiều nhất năm 2016 Trong năm 2016 đã có 304.126 bằng sáng chế hữu ích được công nhận, IBM giành vị trí công ty có nhiều bằng sáng chế ... |
Tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả? Các tập đoàn lớn như Toyota, Apple, IBM... đều tái cấu trúc liên tục bằng cách áp dụng quy trình và công nghệ mới để ... |