Vì sao Mỹ khó có thể 'hạ bệ' Google?

Thiều Hương
TGVN. Mặc cho những cáo buộc về vi phạm luật chống độc quyền, với vị thế và tiềm lực của mình, Google sẽ không dễ dàng bị đánh bại bởi những vụ kiện như này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sức ảnh hưởng của Google trong thế giới hiện đại ngày này là không thể chối cãi. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng internet thì Google sẽ đồng nghĩa với khái niệm tìm kiếm các trang web và thông tin trên mạng.

Vì sao Mỹ khó có thể 'hạ bệ' Google?
CEO Google Sundar Pichai tại một buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ. (Nguồn: ABC)

Thế nhưng, sự thống trị trên internet của Google lại đang bị đe dọa khi ngày 20/10 vừa qua, Bộ Tư Pháp Mỹ (DoJ) đã đệ đơn kiện tập đoàn công nghệ này với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Đây được cho là đã một trong những vụ kiện độc quyền lớn nhất nước Mỹ, kể từ vụ Microsoft năm 1998.

Trong đơn khiếu nại, DoJ đưa ra cáo buộc đanh thép rằng Google đã kìm hãm sự cạnh tranh lành mạnh của các đối thủ, nhằm duy trì vị trí số một của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Không rõ gã khổng lồ công nghệ này sẽ gặp phải những hậu quả gì, nhưng nhiều chuyên gia nhận định vụ kiện sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài lê thê, do ảnh hưởng của Google tới thế giới là rất lớn.

Tại sao mọi người sử dụng Google?

Theo trang phân tích StatCounter, hiện nay, Google chiếm hơn 92% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu. Bên cạnh đó, Google Chrome kiểm soát 66% lượng duyệt web trên thế giới và gần 75% điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Ngoài ra, một trong những lý do khiến hầu hết những người sử dụng Internet đều lựa chọn Google thay vì hàng loạt các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo!,.. là bởi Google thường được cài đặt mặc định trên thiết bị của họ.

Đây cũng là điểm chính trong khiếu nại của DoJ đối với Google. Họ cáo buộc tập đoàn công nghệ này mỗi năm đã chi hàng tỉ USD cho các thoả thuận dài hạn với các trình duyệt (Mozilla, Opera), những đơn vị sản xuất điện thoại thông minh (Apple, LG, Motorola, Samsung) hay nhà cung cấp dịch vụ không dây.

DoJ cho rằng, Google không chỉ bỏ tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định, mà còn yêu cầu những đối tác trên không hợp tác cùng đối thủ trong một số trường hợp nhất định.

Phản bác lại luận điểm này, Google cho rằng hành động trả tiền của họ chỉ là một phương thức quảng bá như các doanh nghiệp khác. “Gã khổng lồ” so sánh hoạt động của mình như việc một thương hiệu ngũ cốc trả tiền cho các siêu thị để đặt sản phẩm của họ lên một số kệ hàng nhất định và dễ được người tiêu dùng nhìn thấy nhất.

Ngoài ra, Tập đoàn công nghệ này cho rằng người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm Google một cách tự nguyện.

“Mọi người sử dụng Google vì họ chọn chứ không phải vì họ bị ép buộc hoặc vì họ không thể tìm thấy các giải pháp thay thế”, Kent Walker - Phó chủ tịch cấp cao về các vấn đề toàn cầu của Google khẳng định. Ông tuyên bố thêm, vụ kiện của DoJ là "sai sót nghiêm trọng".

Vì sao Mỹ khó có thể 'hạ bệ' Google?
Google từng là biểu tượng của ngành công nghệ Mỹ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng tính thuận tiện cao chính là nguyên nhân dẫn đến thành công của Google. Kể cả khi người dùng được quyền lựa chọn những công cụ tìm kiếm khác, Google vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Không có đối thủ

Là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường ước tính hơn 1 nghìn tỷ USD, với nguồn lực vô tận và lịch sử phát triển gần hai thập kỷ, Google được đánh giá là tập đoàn công nghệ không có đối thủ trên thị trường công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến.

Bên cạnh đó, điểm mạnh lớn nhất của Google là lượng dữ liệu khổng lồ không thể bị sao chép mà công ty này đã tích lũy và phát triển trong nhiều năm qua.

Charlotte Slaiman, giám đốc chính sách cạnh tranh của nhóm vận động công nghệ Public Knowledge cho biết: "Dữ liệu mà Google đã xây dựng trong nhiều năm, từ hoạt động nhấp chuột và truy vấn của người dùng, giúp cho những kết quả tìm kiếm trở nên chính xác hơn”. Google đã mất hơn 20 năm liên tục xây dựng các thuật toán cùng những chuyên gia hàng đầu thế giới để đạt được điều này.

Vì vậy, xét về cả tiềm lực kinh tế, nhân lực hay công nghệ, Google đều đứng vị trí số một, dẫn xa những đối thủ của mình. Việc một công ty công nghệ đuổi theo kịp Google có lẽ sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Thứ trưởng Jefferey Rosen cảnh báo, nếu DoJ không hành động lúc này, nước Mỹ có thể sẽ không bao giờ được chứng kiến một câu chuyện thành công như kiểu Google tiếp theo và nền công nghệ, đổi mới sáng tạo của Mỹ sẽ bị thụt lùi .

Giải pháp của các chính phủ

Các nhà chức trách tại châu Âu đã đi đầu trong nỗ lực kiềm chế Google bằng cách áp đặt các khoản phạt chống độc quyền với tổng trị giá hơn 9 tỷ USD và buộc tập đoàn công nghệ này cho phép người dùng Android tự lựa chọn trình duyệt và công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, chính sách này không đem lại hiệu quả cao. Sally Hubbard, giám đốc chiến lược thực thi tại Viện Thị trường Mở, cho rằng tiềm lực tài chính của Google quá lớn. “Các khoản tiền phạt không ảnh hưởng đến tập đoàn công nghệ này”, ông nói. Báo cáo của StatCounter cho thấy, tính đến tháng 9/2020, Google vẫn chiếm khoảng 93% thị phần tìm kiếm của châu Âu.

Về phần mình, bà Charlotte Slaiman, cho biết, với vị thế của Google hiện nay, việc chỉ loại bỏ các hợp đồng kí kết để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Google là không đủ. Theo đó, chính phủ Mỹ có thể áp dụng những chính sách giống như châu Âu, yêu cầu Google cung cấp cho người dùng quyền lựa chọn công cụ tìm kiếm tuỳ ý hay áp dụng những khoản tiền phạt hàng tỷ USD. Nhưng với hạn chế mà biện pháp đó mang lại, giới chuyên gia đang kêu gọi cho những giải pháp tối ưu hơn.

Nếu DoJ thắng kiện, Tập đoàn công nghệ Google sẽ đứng trước nguy cơ bị phân tách các mảng kinh doanh độc lập khác nhau. Tuy nhiên, ngoài tiền lệ về sự tan rã của AT&T (tập đoàn sở hữu công ty mẹ của CNN, WarnerMedia) năm 1984, lịch sử Mỹ cũng cho thấy viễn cảnh này sẽ rất khó xảy ra.

Mặc dù Bộ Tư pháp Mỹ đã có động thái đầu tiên nhằm hạn chế quyền lực và sự độc quyền của Google, điều đó đồng nghĩa với việc bộ này phải đưa ra những hành động quyết đoán nhưng lại không hề có kế hoạch chi tiết rõ ràng, để có thể khiến gã khổng lồ công nghệ kia tuân theo luật lệ của Mỹ. Đây sẽ là một cuộc chiến căng thẳng và hồi kết sẽ ra sao, hiện chưa ai rõ.

Google 'chi đậm' để nhờ vả Apple: Phanh phui vi phạm luật chống độc quyền

Google 'chi đậm' để nhờ vả Apple: Phanh phui vi phạm luật chống độc quyền

TGVN. Google phải chi ra từ 8 đến đến 12 tỷ USD mỗi năm để 'nhờ' Apple tích hợp công cụ tìm kiếm Google trở ...

Huawei ra mắt Petal Maps và Docs để khỏa lấp cuộc sống 'không Google'

Huawei ra mắt Petal Maps và Docs để khỏa lấp cuộc sống 'không Google'

TGVN. Huawei đang nỗ lực với cuộc sống “không Google” bằng cách bổ sung những mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái của mình.

Bầu cử Mỹ 2020: Chuyên gia IT tiết lộ ông Trump hay Biden, ai đang thật sự chiếm lợi thế trên Facebook và Google?

Bầu cử Mỹ 2020: Chuyên gia IT tiết lộ ông Trump hay Biden, ai đang thật sự chiếm lợi thế trên Facebook và Google?

TGVN. Trong chiến dịch bầu cử Mỹ 2020, đương kim Tổng thống Trump đang có lợi thế tương đối so với đối thủ chính trị ...

Thiều Hương (theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động