Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào lại đặc biệt?

Nguyễn Bá Hùng
Đại sứ Việt Nam tại Lào
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ từ ngày 11-12/1, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng có bài viết về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào lại đặc biệt?
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng. (Nguồn: ĐSQ VN tại Lào)

Nhìn lại chặng đường lịch sử trong quan hệ hai nước 61 năm qua (1962-2023) và 46 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (1977-2023), chúng ta rất tự hào khi nhận thấy tình đoàn kết đặc biệt thủy chung, son sắt giữa nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng, được các thế hệ Lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã và đang được củng cố đổi mới và phát triển sâu rộng, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển của mỗi nước.

Mỗi bước tiến của hai nước, hai dân tộc ngày hôm nay đều được ghi nhận bởi sự đóng góp tích cực của hai bên, làm cho quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng trở nên gắn bó, trở thành mối quan hệ mẫu mực và thủy chung hiếm có.

Là một Đại sứ Việt Nam tại Lào, tôi đã thực sự thấy rõ và thấm thía về mối quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ thực sự đặc biệt, có một không hai trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Đã có biết bao nhiêu lời nói, bài thơ và bài hát ca ngợi “tình Việt-Lào anh em” bằng những từ ngữ và điệu nhạc làm xúc động lòng người. Có những câu nói, lời phát biểu của lãnh đạo hai nước, có những bài thơ, bài hát tôi đã nghe nhiều lần, đọc nhiều lần mà vẫn thấy bồi hồi xúc động trước những tình cảm dạt dào, trong sáng giữa hai dân tộc chúng ta.

Một số Đại sứ của các nước và tổ chức quốc tế tại Lào đã hỏi tôi rằng: "Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào có thể đặc biệt đến thế và hai nước các bạn sẽ làm thế nào để duy trì được sự đặc biệt này trong một thế giới phức tạp như hiện nay?”.

Một nữ Đại sứ của một nước ASEAN nói vui với tôi: “Cứ mỗi lần nghe tiếng còi xe cảnh sát dẫn đường trên phố, tôi lại nghĩ đang có một đoàn Việt Nam sang thăm Lào. Tôi rất ngưỡng mộ tình đoàn kết đặc biệt giữa người Lào và người Việt. Tôi xem TV và báo Vientiane Times thấy ngay cả trong thời gian dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm nhất mà lãnh đạo Lào và Việt Nam vẫn sang thăm nhau khá nhiều. Đúng là tình cảm của các bạn đặc biệt thật”.

Tôi biết đã có nhiều người Lào, người Việt Nam tìm ra câu trả lời. Riêng tôi, sau nhiều năm công tác tại Lào, được sống và làm việc với các đồng chí và anh em Lào, tôi cũng đã có câu trả lời của riêng mình, rất riêng.

Trong bầu không khí phấn khởi, hết sức ý nghĩa của Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022 và chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sắp tới, tôi xin được chia sẻ với các đồng chí và các bạn những suy nghĩ về câu hỏi này.

Thứ nhất, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, gần gũi bên nhau như làng trên xóm dưới, đúng nghĩa như câu thành ngữ Việt Nam “láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”, tương tự cách nhân dân Lào gọi nhân dân Việt Nam là “bản kề, nhà cạnh”.

Trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc Việt-Lào, chúng ta đã thường xuyên chung sống hòa hiếu bên nhau, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là điều khác biệt khá rõ trong quan hệ của Việt Nam cũng như của Lào với các nước láng giềng khác.

"Là một Đại sứ Việt Nam tại Lào, tôi đã thực sự thấy rõ và thấm thía về mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào, một mối quan hệ thực sự đặc biệt, có một không hai trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay", Đại sứ Nguyễn Bá Hùng.

Thứ hai, hai chính đảng duy nhất lãnh đạo hai đất nước là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào xuất thân từ Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, là đảng Mác-xít chân chính lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin làm một thành tố căn bản của nền tảng tư tưởng của mình, luôn thấm nhuần và vận dụng hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước, dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nói: “Chúng ta là anh em cùng chung cha mẹ là Đảng Cộng sản Đông Dương”.

Chính khát vọng cháy bỏng của hai dân tộc thoát khỏi ách thực dân, giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhân tố cốt lõi về tư tưởng, là lý tưởng cách mạng gắn kết hai Đảng, hai nước chúng ta bền vững, lâu dài, khó thế lực nào có thể chia tách. Mục tiêu, lý tưởng đó là kim chỉ nam cho hai Đảng lãnh đạo cách mạng và ngọn cờ hiệu triệu nhân dân hai nước đi theo Đảng giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong suốt chiều dài đấu tranh giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời bình, tư tưởng đó đã trở thành chủ trương, đường lối nhất quán và kiên định của hai Đảng, hai Nhà nước, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào lại đặc biệt?
Liên quân Việt-Lào trong kháng chiến chống Pháp, năm 1950. (Nguồn: Tư liệu)

Thứ ba, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước được xây đắp bằng mồ hôi, xương máu của hàng chục vạn cán bộ chuyên gia, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pathet Lào. Hình ảnh những anh bộ đội Việt Nam và bộ đội Lào sẵn sàng nhường sự sống cho nhau, chọn sự hy sinh về mình là những bản tráng ca vượt lên tất cả những điều cao đẹp nhất.

Có những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã mãi nằm lại, bồi đắp máu xương trên những mảnh đất Lào để mang lại tự do, hòa bình cho nhân dân hai nước như các đồng chí lãnh đạo của hai nước đã từng khẳng định “những giọt máu đào của hàng vạn bộ đội Việt Nam và Lào đã hòa quyện vào nhau trên mọi mảnh đất, hòa quyện chảy trên các dòng sông, con suối của Lào”.

Đây là một thực tế lịch sử. Tình yêu thương, gắn bó một cách tự nhiên, chân tình và thực sự sống chết có nhau, sẵn sàng hy sinh vì nhau, hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa thì chỉ có trên chiến trường Lào và Việt Nam.

Thứ tư, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc chúng ta còn được vun đắp bằng những giọt mồ hôi, nước mắt và dòng sữa ngọt của những bà mẹ Lào đã nhường suất ăn, đặc biệt là nhường cả dòng sữa hiếm hoi vốn dành cho con mình để cứu bộ đội Việt Nam...

Hàng nghìn bà mẹ Việt Nam tiễn chồng, con lên đường sang Lào chiến đấu và không bao giờ trở lại làm nước mắt chảy mãi trên gò má nhăn nheo đến tận hôm nay trong mỗi ngày giỗ chồng, con mình. Điều này mang tính biểu tượng hết sức cao đẹp và cũng thật sự đặc biệt vì chỉ có những bà mẹ trên hai nước chúng ta mới giàu lòng hy sinh và sự can trường đến như vậy.

Thứ năm, Việt-Lào đoàn kết với nhau thật đặc biệt vì chúng ta luôn luôn quan hệ và hợp tác, giúp đỡ nhau một cách chân thành, vô tư, trong sáng, chí nghĩa chí tình, không hề vẩn đục bởi tư tưởng vụ lợi hay nước lớn, nước nhỏ. Chúng ta không chỉ thương yêu nhau mà còn luôn tôn trọng nhau, quan hệ với nhau thực sự bình đẳng.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình của Hội nghị Bandung 1955 của các nước Không liên kết.

Tôi còn nhớ vào những năm 1950, trong một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hoàng thân Souphanouvong, có đoạn viết: “Cán bộ Việt Nam công tác ở Lào phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của Thủ tướng Souphanouvong. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, nếu đồng chí nào vi phạm, đề nghị xử lý theo quy định...”.

Trước đây, Việt Nam đã chủ trương và hành động như vậy, ngày hôm nay vẫn vậy và mãi mãi về sau không bao giờ thay đổi.

Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào lại đặc biệt?
Một tiết mục văn nghệ trong chương trình giao lưu văn hóa với chủ đề ‘Sáng mãi tình hữu nghị Việt-Lào anh em’ diễn ra tại thủ đô Vientiane, ngày 6/11/2022. (Nguồn: TTXVN)

Thứ sáu, đồng thời với khát vọng đưa dân tộc mình vươn lên sánh ngang các cường quốc, với tình cảm chân thành, nhân dân Việt Nam luôn ước vọng đất nước và nhân dân Lào anh em cũng được sống trong hòa bình, độc lập tự do, phát triển phồn vinh, có vị thế quốc tế cao. Ước vọng đó là hoàn toàn tự nhiên chỉ có giữa những người anh em thân thiết và tin cậy nhất. Tôi không nghĩ người dân bình thường khi ước vọng như vậy có bất cứ toan tính gì. Đây chính là điều đặc biệt chỉ có giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào chúng ta.

Thứ bảy, một điều vô cùng quan trọng làm cho quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trở nên đặc biệt hơn các mối quan hệ quốc tế khác là giữa hai nước chúng ta có lòng tin chính trị, lòng tin chiến lược thực sự sâu sắc và vững chắc. Lòng tin đó tiếp tục được gia tăng khi hai nước đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức đan xen, trong đó có những thách thức rất lớn.

Lòng tin này được hình thành từ lý tưởng cách mạng cao đẹp, được vun đắp, thử thách, tôi luyện trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta kề vai sát cánh chiến đấu giành độc lập, tự do, bảo vệ và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.

Lòng tin đó giúp hai nước chúng ta luôn đứng vững trước những va đập của thời cuộc, trước sự chia rẽ, chống phá của các thế lực thù địch. Lòng tin đó là nền tảng vững chắc cho tương lai của quan hệ và hợp tác giữa hai nước.

"...Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này sẽ thành công rất tốt đẹp, khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn luôn 'chung sức, chung lòng' cùng các đồng chí Lào vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng đơm hoa kết trái, tạo chuyển biến mới trong hợp tác giữa hai nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam và Lào trên trường quốc tế và khu vực", Đại sứ Nguyễn Bá Hùng.

Nhìn vào thực tế của quan hệ quốc tế từ sau Thế chiến II đến nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy cũng đã có những nước người ta hy sinh xương máu để giúp nước bạn khỏi ách phát-xít, cũng từng chia ngọt sẻ bùi... Nhưng quan hệ giữa họ không dựa trên tình thương yêu gắn bó thủy chung trong sáng, không có gốc rễ bén sâu trong nhân dân với chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, không thực sự đứng vững trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lý tưởng cách mạng, không do Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo, không trở thành đường lối của một hoặc cả hai đảng lãnh đạo hai đất nước, để cho lợi ích dân tộc vị kỷ chi phối... nên quan hệ giữa họ không chống chịu được những biến động phức tạp của thời đại và nhiều nước đó đã từ đồng chí, bạn bè trở thành đối nghịch, thậm chí thù địch.

Đây là những bài học thấm thía cho chúng ta soi để nguyện mãi mãi cùng nhau đi theo con đường cách mạng đúng đắn do Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào đã vạch ra.

Với những suy nghĩ đó, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này sẽ thành công rất tốt đẹp, khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn luôn “chung sức, chung lòng” cùng các đồng chí Lào vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng đơm hoa kết trái, tạo chuyển biến mới trong hợp tác giữa hai nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam và Lào trên trường quốc tế và khu vực.

Vì sao quan hệ Việt Nam-Lào lại đặc biệt?
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam-Lào tại Nghệ An ngày 6/12/2022. (Ảnh: Duy Quang)
Tăng cường trao đổi về triển khai công tác ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào

Tăng cường trao đổi về triển khai công tác ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào

Sáng 6/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp xã giao Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Bộ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình ‘Tết Sum vầy - Xuân gắn kết’ năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình ‘Tết Sum vầy - Xuân gắn kết’ năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận và chúc mừng thành tích mà tổ chức Công đoàn, công nhân lao động ...

Trang tin Hội Nhà báo Lào: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt bất chấp thế giới đối mặt suy thoái

Trang tin Hội Nhà báo Lào: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt bất chấp thế giới đối mặt suy thoái

Mới đây, trang điện tử www.laophattananews.com thuộc Hội nhà báo Lào đăng bài viết “Kinh nghiệm từ Việt Nam: Kinh tế tăng trưởng tốt trong ...

Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai-Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) mở cửa phục vụ hoạt động xuất, nhập cảnh

Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai-Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) mở cửa phục vụ hoạt động xuất, nhập cảnh

Từ ngày 8/1, Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai-Hà Khẩu mở cửa từ 7-22h hằng ngày (giờ Hà Nội) cho các đối tượng ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước, khép lại Năm Đoàn kết ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 4/10/2024: Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư lớn găm hàng, bán ra nhỏ giọt, dự đoán thời điểm ‘bung kho’

Giá tiêu hôm nay 4/10/2024: Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư lớn găm hàng, bán ra nhỏ giọt, dự đoán thời điểm ‘bung kho’

Giá tiêu hôm nay 4/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.500 – 149.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 4/10/2024: Giá vàng 'bền bỉ trước gió ngược', thế giới rối ren, Bitcoin hay vàng mới là nơi trú ẩn an toàn?

Giá vàng hôm nay 4/10/2024: Giá vàng 'bền bỉ trước gió ngược', thế giới rối ren, Bitcoin hay vàng mới là nơi trú ẩn an toàn?

Giá vàng hôm nay 4/10/2024: Giá vàng 'bền bỉ' trước gió ngược, thế giới rối ren, Bitcoin hay vàng mới là nơi trú ẩn an toàn?
Hình ảnh gia đình, bạn bè tiễn Hoa hậu Quế Anh lên đường dự thi Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2024

Hình ảnh gia đình, bạn bè tiễn Hoa hậu Quế Anh lên đường dự thi Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2024

Trưa 3/10, mẹ Hoa hậu Quế Anh bịn rịn khi tiễn cô sang Campuchia thi Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2024.
Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp hai nước triển khai hoạt động trong khuôn khổ Đối tác Việt Nam - Ireland nhằm củng cố hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Sri Lanka

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Sri Lanka

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng đến Sri Lanka kể từ khi ông Anura Kumara Dissanayake nhậm chức Tổng thống quốc gia Nam Á này.
Tin thế giới 3/10: Nga thu 300 triệu USD của Mỹ, Israel nói sẽ không tấn công cơ sở hạt nhân Iran, Campuchia dời 10.000 hộ để làm kênh Funan Techo?

Tin thế giới 3/10: Nga thu 300 triệu USD của Mỹ, Israel nói sẽ không tấn công cơ sở hạt nhân Iran, Campuchia dời 10.000 hộ để làm kênh Funan Techo?

Nga sử dụng siêu bom lượn FAB-3000 ở Kursk, Ukraine muốn được phương Tây đối xử như với Israel, CIA tuyển mộ người cung cấp thông tin từ Trung Quốc, ...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp bà Sakuma Kazuko, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng JBIC.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc thăm Argentina đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc thăm Argentina đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao

Tại Tham vấn chính trị, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Argentina, thúc đẩy đàm phán ký kết thêm các hiệp định...
Đoàn Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại thăm và làm việc tại Hy Lạp

Đoàn Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại thăm và làm việc tại Hy Lạp

Các cơ quan, đối tác Hy Lạp khẳng định sẽ ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong các hoạt động thông tin đối ngoại.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Đặc xá khởi đầu con đường hướng thiện cho người từng lầm lỡ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Đặc xá khởi đầu con đường hướng thiện cho người từng lầm lỡ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự và phát biểu tại Lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024 tại Trại giam Thanh Cẩm.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Alaska (Mỹ) qua chuyến thăm của Tổng Lãnh sự Hoàng Anh Tuấn

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Alaska (Mỹ) qua chuyến thăm của Tổng Lãnh sự Hoàng Anh Tuấn

Từ 25-28/9, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn đã thực hiện chuyến công tác và thăm bang Alaska, Mỹ.
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia

Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia diễn ra trong không khí long trọng, vui tươi, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho khách tham dự.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Chiều 19/9, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon và cập nhật tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Chiều ngày 5/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về một số tình hình bảo hộ công dân.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Từ ngày 12-16/8, Việt Nam tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN (DGICM) lần thứ 27.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động