Vì sao Trung Quốc có thể lỡ nhịp nhập hội các quốc gia có thu nhập cao?

Ngọc Cảnh
Dù đang ở ngưỡng cửa của câu lạc bộ các quốc gia có thu nhập cao, nhưng nguy cơ suy thoái đang vẽ nên một viễn cảnh kém tươi sáng cho nền kinh tế Trung Quốc - bẫy thu nhập trung bình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vì sao Trung Quốc có thể lỡ nhịp nhập hội các quốc gia có thu nhập cao?
Chặng đường gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có thu nhập cao của Trung Quốc còn khá gian nan bởi trở ngại mang tên 'bẫy thu nhập trung bình'. (Nguồn: SCMP)

Khi tổng kết gần một thập kỷ thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Han Wenxiu, một quan chức cấp cao của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương đã viện dẫn những số liệu đáng kinh ngạc trong một cuộc họp báo: nền kinh tế số 2 thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 114 nghìn tỷ Nhân dân tệ (gần 17 nghìn tỷ USD) năm 2021, chiếm 18% GDP toàn cầu, tăng từ 11,4% năm 2012.

“Trung Quốc đang tiến gần đến ngưỡng các quốc gia có thu nhập cao”, ông Han Wenxin nhấn mạnh.

Nỗi lo bẫy thu nhập trung bình

Theo thống kê, Trung Quốc đã đứng trước ngưỡng cửa của câu lạc bộ các quốc gia có thu nhập cao - được Ngân hàng Thế giới (WB) xác định là những nước có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người trên 12.695 USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, những tác động đến nền kinh tế từ chính sách Zero Covid đã làm gia tăng nguy cơ suy thoái và vẽ nên một viễn cảnh kém tươi sáng cho nền kinh tế Trung Quốc - bẫy thu nhập trung bình.

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc: Nhiều chỉ số Kinh tế Trung Quốc: Nhiều chỉ số 'ấm lên', người dân vẫn ưu tiên tiết kiệm, Zero Covid có thể trở lại bất cứ lúc nào

Là thuật ngữ được đưa ra bởi hai nhà kinh tế của WB là Indermit Gill và Homi Kharas vào năm 2007, bẫy thu nhập trung bình được dùng để mô tả quá trình chuyển đổi thất bại sang nền kinh tế thu nhập cao do chi phí tăng và khả năng cạnh tranh giảm.

Khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông đã cho thấy nhiều trường hợp như vậy khi chỉ 10 trong số hơn 100 nền kinh tế có thu nhập trung bình trong những năm 1960 trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2008.

Mặc dù giữ nhịp độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế tiên tiến, kinh tế Trung Quốc vẫn có một số dấu hiệu bị “mắc kẹt”. Đơn cử như chi phí lao động gia tăng, nhiều nhà sản xuất chuyển dần sang khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng suy giảm kể từ năm 2022 và những rủi ro kéo dài từ mô hình tăng trưởng dựa trên vay nợ.

“Trung Quốc chắc chắn phải tránh bẫy thu nhập trung bình. Điều quan trọng là khi nào sẽ vượt qua và làm thế nào để tiến về phía trước tốt hơn. Chúng tôi tự tin tìm được sự cân bằng giữa cải cách, phát triển và ổn định”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định với các lãnh đạo doanh nghiệp tại một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức ở Bắc Kinh tháng 11/2014.

Dù vậy, vẫn có một vài con số cho thấy xu hướng đáng lo ngại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, như sự suy giảm tiêu dùng trong ngắn hạn, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn các nước phương Tây, vấn đề già hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong sáu thập kỷ.

Đường cong tăng trưởng của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 và sự căng thẳng với các nước phương Tây. Tác động của chính sách Zero Covid đã khiến tăng trưởng của Trung Quốc thời gian gần đây bị chững lại, giảm xuống 0,4% trong quý II/2022 sới với cùng kỳ năm trước.

Ông Houze Song, nhà nghiên cứu của Viện Paulson có trụ sở tại Chicago (Mỹ) nhận định: “Mặc dù tăng trưởng chậm, Trung Quốc sẽ có thể đủ điều kiện để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào cuối năm nay. Nhưng triển vọng về tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc không đáng khích lệ về trung hạn”.

Theo chuyên gia này, Trung Quốc có thể cần phải đạt 35% GDP bình quân đầu người so với chỉ số của Mỹ (hiện tại là 18%) để vượt qua nền kinh tế lớn nhất thế giới và điều này sẽ rất khó để đạt được.

Ngay từ năm 2008, ông Lưu Hạc, hiện đang là Phó Thủ tướng và là “cánh tay phải” của Chủ tịch Tập Cận Bình về lĩnh vực kinh tế, từng đề cập về giả thuyết bẫy thu nhập trung bình khi tham khảo mô hình của một số quốc gia Mỹ Latinh và dự báo về giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Trong Báo cáo Trung Quốc 2030 được đưa ra bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc hợp tác với Ngân hàng Thế giới, chìa khóa để tránh bẫy thu nhập trung bình là giữ vững các chỉ số tăng trưởng năng suất như những thành tựu đã đạt được trước đây thông qua các chính sách và cải cách, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của nền kinh tế.

Chặng đường dài phía trước

Trong một bài phát biểu vào tháng 4 năm 2015, Bộ trưởng Tài chính khi đó là ông Lou Jiwei cho biết, Trung Quốc có hơn 50% khả năng bị mắc kẹt ở mức thu nhập trung bình trong vòng 5 đến 10 năm tới, do tác động của việc dân số già hóa nhanh chóng.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của S&P Global Ratings Louis Kuijs cho rằng, khi phân tích cụ thể về bẫy thu nhập trung bình, cần phải tính đến các yếu tố như tiến bộ công nghệ, tăng trưởng năng suất và các công nghệ mới.

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc nhọc nhằn vượt Kinh tế Trung Quốc nhọc nhằn vượt 'bẫy' Covid-19

Nhưng căng thẳng thương mại với Mỹ và việc hàng trăm công ty Trung Quốc bị rơi vào danh sách đen của Washington - khiến việc tiếp cận các công nghệ mới bị gián đoạn, buộc Bắc Kinh phải gia tăng gấp đôi nỗ lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước. Ông Louis Kuijs nhận định, điều này chắc chắn sẽ trở nên thách thức hơn với Trung Quốc.

Việc chính phủ Trung Quốc quyết định thay đổi phương thức phát triển kinh tế được xem là câu trả lời của Bắc Kinh trước những lời cảnh báo về bẫy thu nhập trung bình.

Theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ theo đuổi chiến lược tăng trưởng GDP chất lượng thay vì tập trung vào số lượng, đưa bẫy thu nhập trung bình vào Kế hoạch Phát triển quốc gia 2016-2020, mở rộng tầng lớp trung lưu…

Các nhà chức trách Trung Quốc đã nỗ lực nghiêm túc để giải quyết tình trạng dư thừa công nghiệp, núi nợ địa phương, bong bóng bất động sản... trong suốt 5 năm qua và đã từng bước gặt hái được nhiều thành quả. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được tháo gỡ.

Dù GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên 10.435 USD vào năm 2020, từ 1.053 USD năm 2001 và 156 USD năm 1978, xấp xỉ GDP bình quân đầu người của Malaysia và Bulgaria nhưng vẫn dưới mức trung bình của thế giới là 10.916 USD.

Sẽ còn một chặng được rất dài để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể bắt kịp mức 63.207 USD của Mỹ, 41.059 USD của Anh, 40.193 USD của Nhật Bản và 34.173 USD của Liên minh châu Âu (EU).

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không đạt kỳ vọng trong quý II/2022

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không đạt kỳ vọng trong quý II/2022

Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng GDP 0,4% trong quý II/2022 so với một năm trước. Nền kinh tế lớn thứ hai thế ...

Kinh tế Trung Quốc có thể 'lỗi hẹn' mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế Trung Quốc có thể 'lỗi hẹn' mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế Trung Quốc có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% của chính phủ trong năm nay và mục tiêu ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; Ligue 1 - Paris Saint-Germain vs Toulouse...
Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động