Việc ngành y tế Trung Quốc gọi virus corona chủng mới (nCoV) là virus Vũ Hán khiến nhiều người dân Vũ Hán bất bình và cảm thấy bị “động chạm”. (Nguồn: Getty Images) |
Theo BBC, tại cuộc họp báo ngày 8/2, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã đề nghị đặt tên mới cho virus đang gây dịch viêm phổi ở nước này và lan sang 28 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo đó, virus này sẽ tạm thời được gọi là Novel Coronavirus Pneumonia - NCP (tạm dịch: Viêm phổi virus corona chủng mới).
Tên gọi chính thức cuối cùng sẽ được quyết định bởi Ủy ban quốc tế về phân loại virus. Hiện chưa rõ khi nào tên gọi mới chính thức được công bố song giới chức Trung Quốc đề nghị các chính quyền và truyền thông địa phương tạm thời áp dụng cách gọi mới.
Trong nhiều tuần qua kể từ khi giới khoa học phát hiện ra loại virus lạ gây bệnh viêm phổi tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tên gọi của virus này gắn liền với nơi bùng phát dịch, hay virus Vũ Hán. Tuy nhiên cách gọi như vậy khiến nhiều người dân Vũ Hán bất bình và cảm thấy bị “động chạm”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất cách gọi tạm thời cho bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc là bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới 2019 hay 2019-nCoV. Tuy nhiên, cách gọi này khó phát âm và cũng không phổ biến bằng cách gọi virus corona.
Maria van Kerkhove, một chuyên gia của WHO, bình luận hôm 7/2: “Chúng tôi cho rằng việc đặt tên gọi rất quan trọng, không nên gắn liền với một địa danh nào”.
Việc đặt tên cho một loại dịch bệnh luôn là một vấn đề phức tạp bởi nó không chỉ liên quan đến khoa học mà còn cả đến vấn đề xã hội. Ví dụ, trước kia, dịch cúm ở Tây Ban Nha hay sốt Rift Valley từng bị chỉ trích vì bị coi là kỳ thị đối với quốc gia và khu vực bùng phát dịch.
Dịch viêm phổi lạ bùng phát ở Vũ Hán từ cuối năm 2019, đến nay đã khiến 812 người thiệt mạng, hơn 37.000 người nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục. Chuyên gia WHO cảnh báo, còn quá sớm để nói dịch này đã đạt đỉnh tại Trung Quốc, nhấn mạnh tình hình dịch bệnh “vẫn rất căng thẳng”.
Giới chuyên gia cũng chỉ ra, một trong những yếu tố khiến số người tử vong và nhiễm bệnh liên tục tăng là do Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng nguồn lực, trang thiết bị y tế để ứng phó.
Chuyên gia cảnh báo thêm dấu hiệu đặc trưng của nguời nhiễm virus corona TGVN. Ông Norio Ohmagari, bác sĩ của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM) của Nhật Bản, cho biết cảm ... |
Cập nhật 14h00 ngày 9/2: Số người tử vong tăng lên 813, vượt quá số người chết do SARS TGVN. Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 9/2 thông báo đã có 89 trường hợp tử vong mới liên quan đến chủng ... |
Dịch virus corona ở Trung Quốc: Tỉnh Sơn Đông đóng cửa trường học đến hết tháng 2 TGVN. Tỉnh Sơn Đông (Shandong) ở miền Đông Trung Quốc ngày 9/2 thông báo tất cả các trường học ở tỉnh này sẽ tiếp tục đóng ... |