Vì sao Ukraine ‘chung thuỷ’ với xe tăng T-64 thời Liên Xô?

Lê Ngọc
Được đưa vào trang bị cho Quân đội Liên Xô từ năm 1964, T-64 là một trong những thiết kế xe tăng từng được sản xuất hàng loạt nhưng lại ít được sử dụng rộng rãi nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xe tăng T-64 là một thiết kế mang tính cách mạng vào thời điểm đó, tích hợp một số tính năng không có ở bất kỳ đối thủ phương Tây nào trong suốt hơn 15 năm và được trang bị một pháo chính 125 mm với cơ cấu nạp đạn tự động, giúp giảm kíp xe xuống chỉ còn 3 thành viên.

Quân đội Ukraine hiện sở hữu một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-6. (Nguồn : MWM)
Quân đội Ukraine hiện sở hữu một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-64. (Nguồn: MWM)

T-64 - “nhỏ mà có võ"

Ukraine hiện là quốc gia duy nhất sở hữu xe tăng T-64 với số lượng đáng kể mặc dù Uzbekistan và CHDC Congo cũng trang bị một số lượng nhỏ. T-64 hiện đảm nhận vai trò xe tăng chiến đấu chủ lực của lực lượng vũ trang Ukraine.

Tính đến năm 1987, gần 25 năm sau khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, khoảng 13.000 xe tăng đã được đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô.

T-64 rất nhỏ gọn với lớp giáp và vũ khí trang bị của xe tăng hạng nặng được tích hợp trên khung gầm nhỏ 38 tấn. Thiết kế mang tính cách mạng của T-64 được sử dụng làm cơ sở cho sự phát triển của xe tăng T-72 và T-80.

Tăng T-72 trước đây được sử dụng và xuất khẩu rộng rãi hơn nhiều, với giá thành rẻ hơn 40%; Tăng T-80 nặng hơn, sử dụng động cơ mới được tối ưu hóa tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt.

Giống như T-80, T-64 chưa bao giờ được xuất khẩu trong thời Liên Xô và được dành riêng cho các lực lượng vũ trang của đất nước - mặc dù đồng nhiệm T-72 rẻ hơn của nó, đã chứng tỏ khả năng cao so với các xe tăng do phương Tây chế tạo đã được xuất khẩu.

Quân đội Ukraine thừa hưởng 2.100 chiếc T-64 từ Liên Xô, cùng với khoảng 1.000 chiếc T-72 và 300 tăng T-80, cũng như khoảng 3.000 tăng T-55 và T-62 cũ hơn.

Đáng chú ý, T-64 được đánh giá là vận hành kém hiệu quả hơn so với những chiếc kế nhiệm do nhu cầu bảo trì cao và đã bị các quốc gia kế thừa Liên Xô, ngoại trừ Ukraine và Uzbekistan, cho loại biên.

Với nền kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng suy giảm, trong khi đã lên kế hoạch tập trung vào sản xuất tăng T-80 mới sau khi kế thừa một nhà máy sản xuất xe tăng, cuối cùng, Ukraine buộc phải tiếp tục phụ thuộc nhiều vào T-64.

Cho đến nay, quốc gia này vẫn tiếp tục buộc phải "trông cậy" vào T-64, khi những chiếc T-80 được đưa vào sử dụng với số lượng tương đối nhỏ. Các kế hoạch tập trung vào T-80 và nhu cầu giảm bớt sự đa dạng của các đơn vị xe tăng, đã khiến Ukraine phải xuất khẩu nhiều T-72 trong những năm hậu Xô Viết.

Nâng cấp T-64, giải pháp hợp túi tiền

T-64 ngày nay chiếm số lượng lớn trong các đơn vị xe tăng Ukraine, ước tính khoảng 720 chiếc. Gần 600 chiếc T-64 khác hiện đang được dự trữ, cùng với khoảng 100 chiếc T-72 và 5 chiếc T-84 trong biên chế, trong đó T-84 là một phiên bản cải tiến của T-80 được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu.

Quân đội Ukraine triển khai hiện đại hóa các đơn vị xe tăng, tập trung vào việc nâng cấp T-64, giải pháp thay thế rẻ hơn nhiều so với việc sản xuất những chiếc T-84 mới mà nước này không đủ khả năng tài chính.

Khoảng 100 chiếc T-64BM Bulat - một trong những biến thể T-64 cải tiến, được gắn bổ sung lớp giáp phản ứng nổ và thụ động, hệ thống phòng chống NBC, hệ thống ngăn chặn hỏa lực tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự như của T-84, đang được đưa vào sử dụng.

T-64BM Bulat cũng được trang bị một động cơ 850 mã lực cải tiến, tuy nhiên, điều này không bù lại được hai yếu điểm do trọng lượng tăng thêm từ lớp giáp bổ sung khiến xe tăng hoạt động chậm chạp và tương đối khó điều khiển.

Các xe tăng T-64 còn lại trong biên chế là biến thể T-64BV.

Những chiếc T-64 đã chịu tổn thất đáng kể trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine, và trong khi việc nâng cấp đã giúp cải thiện khả năng sống sót, tuổi của phương tiện đã hạn chế khả năng đương đầu với vũ khí chống tăng hiện đại.

Chúng được cho là kém hơn so với các xe tăng chiến đấu hiện đại như T-80BVM hoặc T-90M mới của Nga, những đối thủ mà các phương tiện của Ukraine có thể sẽ đối mặt trong trường hợp chiến sự leo thang.

TIN LIÊN QUAN
Quân đội Nga chính thức nhận xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M
Nga phát triển công nghệ chế tạo vỏ giáp bền cho xe tăng
Lực lượng lính dù Nga sẽ nhận được xe tăng lội nước độc đáo
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Xe tăng T-72 và bọc thép BMP-2 tham chiến, Thổ Nhĩ Kỳ muốn thay thế Nhóm Minsk?
Chuyên gia quân sự gọi tên loại xe tăng tốt nhất nếu xảy ra Thế chiến III

(theo MWM)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/11 và sáng 9/11: Lịch thi đấu La Liga - Vallecano vs Las Palmas; VĐQG Saudi Arabia - Al Riyadh vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/11 và sáng 9/11: Lịch thi đấu La Liga - Vallecano vs Las Palmas; VĐQG Saudi Arabia - Al Riyadh vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/11 và sáng 9/11: Lịch thi đấu La Liga - Vallecano vs Las Palmas; U17 EURO - U17 Italy vs U17 Wales...
Kết quả bóng đá hôm nay 8/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 8/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 8/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Việt Nam nhận chuyển giao vai trò Chủ tịch CLMV từ Myanmar

Việt Nam nhận chuyển giao vai trò Chủ tịch CLMV từ Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 ngày 11/7.
Tổng thống Nga khen ông Trump dũng cảm, úp mở về hành động quân sự với Triều Tiên, tuyên bố Trung Quốc là đồng minh

Tổng thống Nga khen ông Trump dũng cảm, úp mở về hành động quân sự với Triều Tiên, tuyên bố Trung Quốc là đồng minh

Tổng thống Nga Putin vừa có bài phát biểu về tình hình thế giới, mối quan hệ của Moscow với nhiều nước và cuộc bầu cử Mỹ 2024 vừa qua.
'Thần tiên tỷ tỷ' Lưu Diệc Phi gây sốt với nhan sắc ấn tượng

'Thần tiên tỷ tỷ' Lưu Diệc Phi gây sốt với nhan sắc ấn tượng

Diễn viên Lưu Diệc Phi phim Câu chuyện hoa hồng nổi bật với đầm tôn dáng, khoe eo thon...
Tin bão trên Biển Đông: Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa

Tin bão trên Biển Đông: Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa

Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động