📞

Viện trợ Ukraine: NATO thừa nhận bất đồng, gửi gắm hy vọng vào tháng 7, Đức ra lời hứa như 'đinh đóng cột'

Bảo Minh 07:14 | 12/06/2024
Ngày 11/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg thừa nhận, có sự bất đồng trong liên minh quân sự này liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (áo đen) chụp ảnh cùng các quân nhân nước này đang được huấn luyện ở Đức ngày 11/6. (Nguồn: DPA)

Ông Stoltenberg nói: “Có nhiều quan điểm khác nhau trong NATO trước các quyết định quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng trước đây chúng tôi đã tìm kiếm giải pháp và bây giờ tôi hy vọng chúng tôi sẽ nhất trí”.

Người đứng đầu NATO hy vọng, mọi bất đồng sẽ được giải quyết tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tại Washington, Mỹ.

Theo ông, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo của

những mối quan ngại chung về an ninh.

Ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng, NATO chiếm 99% tổng số viện trợ quân sự cho Kiev và một số nước đang tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ vũ khí sát thương, trong khi những quốc gia khác tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ phi sát thương.

Cùng ngày, hãng tin DPA cho hay, họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại một trong những căn cứ quân sự ở Đức, nơi đang huấn luyện quân nhân quốc gia Đông Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố cam kết, Berlin "sẽ hỗ trợ bổ sung, cho dù ở quy mô nhỏ hơn, nhưng không kém phần quan trọng” cho Kiev.

Theo ông Pistorius, gói hỗ trợ này gồm một số lượng súng bắn tỉa, vũ khí chống tăng, linh kiện đạn pháo và hệ thống chống máy bay không người lái, cũng như hàng nghìn thiết bị bay không người lái tấn công.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức nói, nước này cùng với Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy sẽ cung cấp bổ sung cho Ukraine 100 tên lửa cho hệ thống Patriot. Trong vài ngày qua, Kiev đã nhận được 32 tên lửa loại này.

Trong khi đó, tại hội nghị của nhóm “Bucharest 9” được tổ chức ở thủ đô Riga của Latvia nhằm chuẩn bị cho Thượng đỉnh NATO sắp tới, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc bắt đầu quá trình Ukraine gia nhập NATO càng sớm càng tốt”.

Ông Duda lưu ý rằng, Bulgaria, Hungary, Estonia, Lithuania, Latvia, Ba Lan, Romania, Slovakia và CH Czech ủng hộ nguyện vọng trở thành thành viên NATO của Kiev.

Theo ông, việc bắt đầu thủ tục có nghĩa là gửi cho Ukraine lời mời chính thức gia nhập NATO, giúp có thể bắt đầu một quá trình phê chuẩn lâu dài. Bước đi như vậy sẽ cho Kiev thấy rằng, ở châu Âu, họ được lắng nghe và nhận ra “khát vọng của người dân Ukraine là trở thành thành viên liên minh”.