Việt-Lào chia sẻ kinh nghiệm thực hiện giám sát đất đai của HĐND

Chiều 6/7, tại Mộc Châu, Sơn La, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã đồng chủ trì hội thảo chuyên đề về “Kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai của Hội đồng nhân dân.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170706235411 Khánh thành Khu Di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào
tin nhap 20170706235411 Lễ trao Huân chương tặng lãnh đạo 15 tỉnh của nước bạn Lào

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tiếp nối thành công của Hội thảo chuyên đề “Quản lý nợ công” tổ chức vào tháng 9/2016 tại Vientiane (Lào) và Hội thảo chuyên đề “Phân cấp quản lý ở Lào và Việt Nam” tổ chức vào tháng 3/2017 tại Hà Nội, cả hai Quốc hội đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý, giúp cho việc nâng cao hoạt động của cơ quan dân cử nói riêng và hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung của hai nước.

tin nhap 20170706235411
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đồng chủ trì hội thảo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Hội thảo chuyên đề “Kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai của Hội đồng nhân dân” để đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác quản lý đất đai của mỗi nước; trao đổi về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân các địa phương trong việc quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đất đai, nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng, có ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của toàn xã hội.

“Hội thảo không những thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội hai nước đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước mà còn là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng thiết thực, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với Đảng, Nhà nước và Quốc hội Lào, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, kết quả hợp tác mà hai bên đã đạt được, tích cực góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đánh giá, đất đai có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia. Thời gian qua, cả Lào và Việt Nam đều trải qua những giai đoạn thay đổi chế độ quản lý, sử dụng đất đai. Dù hai nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều mặt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới, bao gồm cả công tác quản lý, sử dụng và chuyển đất đai thành nguồn vốn để xây dựng và phát triển, nhưng hai nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai.

Luật đất đai của Lào được thông qua lần đầu tiên năm 1997 và đã qua một lần sửa đổi vào năm 2003, nhưng việc tổ chức thực hiện luật này vẫn chưa thực hiện được một cách thấu đáo, đầy đủ do liên quan tới nhiều vấn đề chồng chéo và văn bản dưới luật. Đồng chí Pany Yathotou cho rằng, vấn đề của Lào cũng giống Việt Nam đã từng đối diện trước đây. Do đó, hội thảo là dịp đại diện các cơ quan hữu quan hai nước cùng trao đổi kinh nghiệm tốt để học hỏi và rút kinh nghiệm trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La Hoàng Văn Chất cho rằng, hội thảo lần này là một sự kiện đặc biệt, giúp Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, đồng chí Hoàng Văn Chất cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội hai nước đã tổ chức hội thảo tại Sơn La để Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của hai nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tại phần thứ nhất của hội thảo, với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đại biểu đã nghe Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Thị Phương Hoa trình bày tham luận về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào Bunkhăm Volachít trình bày tham luận về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và những vấn đề đặt ra tại Lào. Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn trình bày tham luận về tình hình quản lý Nhà nước về đất nông-lâm nghiệp và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Lào Khămbunnắt Xaynhạnôm trình bày tham luận về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất nông lâm và những vấn đề phát sinh tại Lào. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Sơn trình bày tham luận về kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến đất đai và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lào Bunpon Xỉxụlạt trình bày tham luận về kinh nghiệm của Quốc hội Lào trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến đất đai và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

Trong phần thứ hai của hội thảo, với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou, các đại biểu đã nghe Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng Bun-tôn Chăn-thạ-phon, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Chămpaxắc Mệchxavẳn Phômphithắc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Lò Văn Muôn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Cái Vĩnh Tuấn lần lượt trình bày tham luận về kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đất đai tại địa phương.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảm ơn và đánh giá cao các bản tham luận cũng như ý kiến thảo luận của các đại biểu tại hội thảo. Nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, cởi mở, mang tính lý luận và thực tiễn cao, nhất là phần hỏi, đáp giữa hai bên. Qua đó các đại biểu đã hiểu rõ hơn về thực trạng, kết quả, cùng những hạn chế, tồn tại trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách và quản lý đất đai của hai nước. Đây sẽ là cơ sở để hai Quốc hội hai nước tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề trong thời gian tới với việc ngày càng cải tiến cách tổ chức, chú trọng dành nhiều thời gian cho phần hỏi đáp...

Cùng với việc trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân mỗi nước trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế, chính sách, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến đất đai và công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, hội thảo cũng tập trung làm rõ tình hình quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và những hạn chế đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây cũng là chủ đề thiết thực với cả Việt Nam và Lào trong bối cảnh nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của hai quốc gia; tác động, ảnh hưởng đến phần lớn người dân và yêu cầu đặt ra là phải đưa tài nguyên đất đai thật sự trở thành động lực, một nguồn lực để phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Khẳng định hội thảo đã hoàn thành chương trình làm việc, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng, qua hội thảo, các đại biểu hai nước đã trao đổi, tiếp nhận được nhiều thông tin hữu ích, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý đất đai, cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết định và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân của hai nước.

Tối cùng ngày, tại Mộc Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Tiệc chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

tin nhap 20170706235411 Chủ tịch Quốc hội Lào gặp mặt lưu học sinh Lào tại Sơn La

Ngày 5/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou​ đã có buổi ...

tin nhap 20170706235411 Giao lưu hữu nghị giữa hai Đại sứ quán Việt Nam và Lào tại Mỹ

Ngày 2/7 tại nhà riêng Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở thủ đô Washington (Mỹ), đã diễn ra cuộc Giao ...

tin nhap 20170706235411 Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou thăm và làm việc tại Sơn La

Nhận lời mời của Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/12/2024: Bảo Bình nên tận dụng cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/12/2024: Bảo Bình nên tận dụng cơ hội

Tử vi hôm nay 29/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Xem tử vi 29/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 29/12. Lịch âm 29/12/2024? Âm lịch hôm nay 29/12. Lịch vạn niên 29/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất ...
Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức kỷ ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động