Việt Nam cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bảo Chi
Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, và sẵn sàng hợp tác với các nước trong nỗ lực chung này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền LHQ. (Nguồn: TTXVN)
Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền LHQ. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 27/6, trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 50, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận thường niên về Quyền phụ nữ tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ.

Tham dự phiên thảo luận có Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet, Bộ trưởng Phụ nữ Argentina Elizaberth Gomez Alcorta, đại diện các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực lao động và bình đẳng giới.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhấn mạnh cần xây dựng các chính sách toàn diện, hiệu quả nhằm bảo đảm bình đẳng giới và quyền lợi của phụ nữ, những người phải đảm nhận khối lượng công việc nội trợ rất lớn chăm sóc gia đình, nhất là con nhỏ, người cao tuổi.

Tuy đây là công việc rất quan trọng, song phần lớn không được trả công hoặc trả công chưa xứng đáng, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phụ nữ có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Đại dịch Covid-19 đã làm sự bất bình đẳng này sâu sắc hơn, đòi hỏi các nước quan tâm xử lý thỏa đáng trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Các nước cũng nhấn mạnh cần tăng cường các giải pháp an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tạm thời rời khỏi thị trường lao động để chăm sóc gia đình, từ đó giảm gánh nặng cho phụ nữ.

Phát biểu tại cuộc họp, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa 50 HĐNQ đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong công việc chăm sóc gia đình thầm lặng này.

Trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh cần quan tâm bảo đảm quyền và cơ hội phát triển của họ thông qua các chính sách hỗ trợ đặc thù, hiệu quả, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này, trong đó có việc là một trong những nước quy định thời gian nghỉ thai sản dài nhất trên thế giới.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, và sẵn sàng hợp tác các nước trong nỗ lực chung này.

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (đứng giữa) trong cuộc gặp Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva Tatiana Valovaya ngày 27/6. (Nguồn: TTXVN)
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (giữa) trong cuộc gặp Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva Tatiana Valovaya ngày 27/6. (Nguồn: TTXVN)

Cùng ngày, tại cuộc gặp với bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc của Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva (UNOG), Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao vai trò của bà Tổng giám đốc và UNOG góp phần vào thành công chung của LHQ và cộng đồng ngoại giao tại Geneva, tiếp tục khẳng định vai trò của Geneva là một trong những trung tâm ngoại giao đa phương lớn nhất thế giới.

Ủng hộ phát huy vai trò của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tăng cường tham gia chủ động, tích cực các diễn đàn đa phương tại Geneva, bao gồm việc ứng cử vào các tổ chức quốc tế tại đây, đồng thời tổ chức các sự kiện quảng bá, thông tin về Việt Nam đến cộng đồng ngoại giao tại Geneva.

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trong cuộc gặp với bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva. Ảnh: (Nguồn: TTXVN)
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trong cuộc gặp với bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva. Ảnh: (Nguồn: TTXVN)

Tổng giám đốc Tatiana Valovaya đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế; chia sẻ rất ấn tượng với sự quan tâm và tham gia với nhiều dấu ấn của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong hệ thống LHQ gần đây, vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Bà Valovaya khẳng định UNOG sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành để Việt Nam tăng cường các hoạt động quảng bá về đất nước, con người và tiềm năng hợp tác của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Bà Tổng giám đốc cũng khẳng định sự tham gia chủ động của Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau cũng sẽ đóng góp cho việc tăng cường đa dạng văn hóa trong hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Việt Nam tham dự Phiên họp về các vấn đề nhân đạo của Hội đồng kinh tế-xã hội Liên hợp quốc

Việt Nam tham dự Phiên họp về các vấn đề nhân đạo của Hội đồng kinh tế-xã hội Liên hợp quốc

Từ ngày 21-23/6, Hội đồng kinh tế-xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã tổ chức phiên họp về các vấn đề nhân đạo với chủ ...

Khai mạc Khóa họp lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đặt trọng tâm quyền con người trong biến đổi khí hậu

Khai mạc Khóa họp lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đặt trọng tâm quyền con người trong biến đổi khí hậu

Ngày 13/6, Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã khai mạc tại trụ sở của LHQ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động