Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hạt nhân trong ứng phó dịch Covid-19

Chu An
TGVN. Đại sứ Lê Dũng, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA nêu rõ Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 và đã đạt một số thành công ban đầu trong ứng phó với dịch bệnh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 trực tuyến đặc biệt về ứng phó dịch Covid-19
Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN thảo luận về cách ứng phó dịch Covid-19
viet nam chia se kinh nghiem ung dung cong nghe hat nhan trong ung pho dich covid 19
Đại sứ Lê Dũng, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA tham gia và phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của IAEA. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Áo)

Từ ngày 15-19/6/2020, Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tổ chức Cuộc họp trực tuyến để thảo luận về các vấn đề trọng tâm trong hoạt động của IAEA như chương trình hợp tác kỹ thuật hạt nhân giữa IAEA và các nước thành viên, vấn đề thực thi Hiệp định về thanh sát hạt nhân giữa IAEA và Iran, Syria, Triều Tiên.

Hội đồng Thống đốc cũng trao đổi và quyết định một số vấn đề thủ tục nhằm chuẩn bị cho Đại Hội đồng IAEA khóa 64, dự kiến nhóm họp vào tháng 9/2020.

Tại Cuộc họp, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi đã thay mặt Ban Lãnh đạo IAEA trình bày các báo cáo về hoạt động của IAEA trong năm 2019 để Hội đồng Thống đốc thông qua trước khi trình Đại Hội đồng IAEA khóa 64 xem xét, phê chuẩn.

Tổng Giám đốc cũng báo cáo một số vấn đề quan trọng phát sinh trong Quý II/2020 như kết quả thanh sát chương trình hạt nhân của Iran, việc triển khai các hoạt động, chương trình, dự án của IAEA trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại nhiều quốc gia.

Liên quan đến hoạt động của IAEA trong dịch Covid-19, Tổng Giám đốc Grossi cho biết tính đến ngày 25/5/2020, IAEA đã nhận được yêu cầu của khoảng 120 quốc gia về hỗ trợ công nghệ và thiết bị phục vụ việc phát hiện sớm virus SARS-CoV-2.

Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cho các quốc gia thành viên về thiết lập, tăng cường và phục hồi khả năng ứng phó với các dịch bệnh, thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác”, IAEA đã cung cấp bộ sinh phẩm, trang thiết bị và dụng cụ bảo hộ để các quốc gia thực hiện việc chẩn đoán và phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng công nghệ kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR) – kỹ thuật phân tích tế bào ứng dụng công nghệ hạt nhân được cho là hiệu quả nhất để xác định nhanh và chính xác virus SARS-CoV-2.

Tổng Giám đốc IAEA cho biết do nhiều nước buộc phải đóng cửa biên giới và hạn chế các hoạt động hàng không quốc tế để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 nên quá trình vận chuyển và tiếp nhận các trang thiết bị nêu trên gặp rất nhiều khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này, IAEA đã cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có hợp tác và ký kết thỏa thuận với Chương trình lương thực của Liên hợp quốc (WFP) để có thể đưa trang thiết bị tới các quốc gia thông qua kênh vận chuyển của WFP.

Bên cạnh đó, IAEA xác định yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng cộng nghệ hạt nhân nói chung và giải quyết nhu cầu cấp bách của các nước trong dịch Covid-19 nói riêng.

IAEA đã dự dịnh tổ chức Khóa đào tạo từ ngày 30/3-09/4/2020 tại Phòng thí nghiệm của Tổ chức này, đặt tại Seibersdorf (Áo) với mục tiêu hướng dẫn chuyên gia của các nước sử dụng trang thiết bị và bộ sinh phẩm theo kỹ thuật RT-PCR. Do tác động của dịch Covid-19, Khóa đào tạo này đã không được tổ chức.

Trong bối cảnh đó, IAEA đã phối hợp với Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức các chương trình đào tạo trực tuyến cho các nước thành viên và hoạt động này đã phát huy hiệu quả, giúp nhanh chóng triển khai vận hành các trang thiết bị do IAEA cung cấp ngay sau khi tiếp nhận.

Phát biểu tại Cuộc họp, Đại sứ Lê Dũng, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA nêu rõ Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 và đã đạt một số thành công ban đầu trong ứng phó với dịch bệnh này.

Tính đến ngày 16/6/2020, Việt Nam đã xác nhận 334 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và đã chữa trị thành công cho nhiều trường hợp, trong đó có một số bệnh nhân biến chứng nặng, chưa có trường hợp nào tử vong.

Theo Đại sứ, kết quả nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc sớm thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa tốc độ lây lan của dịch bệnh và sự phối hợp, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, trong đó có IAEA. Các trang thiết bị và hướng dẫn do IAEA cung cấp đã giúp các cơ quan chuyên môn của Việt Nam ứng dụng kỹ thuật RT-PCR và phát hiện chính xác virus SARS-CoV-2.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ bày tỏ cám ơn sự hỗ trợ của IAEA cũng như đóng góp về tài chính, kỹ thuật của các nước như Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada, Na Uy để IAEA thực hiện các hoạt động hỗ trợ này.

Nhân dịp này, Đại sứ Lê Dũng hoan nghênh việc IAEA xây dựng Chương trình hành động về ứng phó với các dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật. Đại sứ tin tưởng Chương trình này sẽ giúp các quốc gia thành viên phát triển công nghệ hạt nhân vào việc phòng ngừa và giải quyết không chỉ dịch Covid-19 mà còn các dịch bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai.

Đại sứ tái khẳng định cam kết của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với IAEA để thúc đẩy ứng dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hòa bình, phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt là giải quyết các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Hội đồng Thống đốc là một trong hai cơ quan về xây dựng chính sách của IAEA. Hội đồng bao gồm 35 nước thành viên có nhiệm kỳ 2 năm và có một số chức năng chính như xem xét và khuyến nghị Đại Hội đồng IAEA về các vấn đề liên quan đến các hoạt động của tổ chức này, xem xét đề nghị gia nhập IAEA của các quốc gia, thông qua và giám sát quá trình thực thi các Hiệp định về thanh sát hạt nhân, ban hành các tiêu chuẩn của IAEA về an toàn hạt nhân.

Hội đồng cũng là cơ quan đề cử ứng viên vào vị trí Tổng Giám đốc IAEA trước khi trình Đại Hội đồng thông qua. Việt Nam đã nhiều lần được bầu vào Hội đồng Thống đốc IAEA và là Chủ tịch Hội đồng từ năm 2013-2014.

Cuộc họp từ ngày 15-19/6/2019 là lần đầu tiên Hội đồng Thống đốc IAEA nhóm họp bằng hình thức trực tuyến.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm ứng phó dịch Covid-19 với Saudi Arabia

Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm ứng phó dịch Covid-19 với Saudi Arabia

TGVN. Chiều ngày 18/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi đã có cuộc điện đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ...

Việt Nam trao vật tư y tế hỗ trợ 8 nước ứng phó dịch Covid-19

Việt Nam trao vật tư y tế hỗ trợ 8 nước ứng phó dịch Covid-19

TGVN. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 18/5, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã trao tượng ...

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh Covid-19 với Angola

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh Covid-19 với Angola

TGVN. Chiều ngày 14/5, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi đã có cuộc điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ ...

(theo ĐSQ Việt Nam tại Áo)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động