TIN LIÊN QUAN | |
Gắn kết hội nhập kinh tế với cải cách trong nước | |
Việt Nam trên bàn cờ quốc tế |
Thu nhập trung bình của người Việt Nam sẽ tăng thêm 10,5%. Việt Nam cũng sẽ trở thành trung tâm sản xuất lớn trong khu vực do sự tiếp tục phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất truyền thống như dệt may và cũng như sự xâm chiếm thị trường nhanh chóng của các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, điện tử, thiết bị điện tử.
Phải cải tổ để nắm lấy cơ hội
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, tính đến thời điểm này, sự chuẩn bị của Việt Nam với tiến trình hội nhập vẫn còn chưa đủ, chưa đảm bảo được tính ổn định, lâu dài cho sự phát triển bền vững. Vì thế, những đổi mới về chính sách đầu tư, chính sách thương mại và chính sách phát triển cho các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh cần phải được tính toán kỹ, xét trên nhiều bình diện. Để từ đó, không những tạo thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, mà còn không vi phạm các cam kết quốc tế, không gây khó cho các doanh nghiệp nước ngoài thuộc các quốc gia thành viên của các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. (Nguồn: Vinatex) |
Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng thương mại Hoa kỳ (AmCham) Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam cần triển khai nhiều chính sách tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; trong đó, có việc phát triển thêm nhiều phương thức và phương tiện vận chuyển mới. Hệ thống giao thông và vận chuyển hàng hóa tốt hơn sẽ giúp tăng năng suất và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam và toàn nền kinh tế nói chung, khi kết nối vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có hai hiệp định mà Việt Nam cần triển khai càng sớm, càng tốt, đó là Hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO (TFA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sẽ giúp Việt Nam tăng thu xuất khẩu lên 307 tỷ USD vào năm 2025; trong đó, ngành may mặc/giày là 165 tỷ USD.
Ông Oliver Massmann, Tổng giám đốc, Công ty Luật TNHH Duane Morris Việt Nam nhận định, nếu thực hiện đúng và kịp thời TPP, sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Đồng thời, giúp Việt Nam đạt được mức ổn định pháp lý trong một số lĩnh vực thương mại cao hơn các quốc gia công nghiệp hóa khác. TPP còn tạo ra dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ và giúp Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu ở Đông Nam Á trong những thập kỷ tới.
Xây dựng chiến lược phù hợp
Đồng tình với quan điểm của đại diện Công ty Luật Duane Morris Việt Nam, ông Koen Kruijtbosch, Phó Chủ tịch, Tiểu ban Dược phẩm (PharmaGroup) thuộc Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) cho rằng, Việt Nam có cơ hội rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP. Việc tham gia vào cộng đồng kinh doanh quốc tế sẽ giúp Việt Nam định vị được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Đánh giá Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm phát minh của ASEAN, ông Koen khẳng định sẽ sẵn sàng hợp tác để giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội này, tuy nhiên cần lộ trình và những cơ chế khuyến khích từ Chính phủ Việt Nam cho phép việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm phát minh.
Để hiện thực hóa được điều này, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành cải cách thể chế. Theo đó, đầu tiên là thay đổi tư duy từ kiểm soát, quản lý sang hỗ trợ, phục vụ vì sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; đồng thời tích cực cải tổ hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Cụ thể, phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, giảm sự kiểm soát của nhà nước trong các DNNN, đồng thời thúc ép các doanh nghiệp này phải hoạt động theo các nguyên tắc của thị trường, khiến cho họ dần thích ứng với sự đối xử không ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn vốn từ Chính phủ và kể cả liên quan tới lĩnh vực đất đai… Việc cổ phần hóa, cũng nên tập trung vào việc thay đổi cơ cấu sở hữu sau cổ phần hóa, chứ không nên tập trung vào số lượng các DNNN như hiện nay đang tiến hành.
Ông Oliver cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững những quy tắc, những cam kết đã quy định rõ theo hiệp định; đánh giá được những tác động trực tiếp, gián tiếp tới doanh nghiệp và tới lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao tính cạnh tranh và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chính sách với các cơ quan ban hành pháp luật
Từ thực tế của các doanh nghiệp thành viên, ông Nguyễn Hữu Đạt, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, ở những nước là đối tác xuất khẩu của Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước nên phối hợp cùng đại diện các hiệp hội ngành hàng và cử ra một tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Đầu mối đó không chỉ có thể hỗ trợ về thông tin, về giá cước vận chuyển hàng hóa, mà còn giúp doanh nghiệp trong các hoạt động như xúc tiến thương mại; tranh chấp thương mại khi phát sinh khiếu kiện…
Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu, quy mô nhỏ và vừa. Với sự hỗ trợ tín dụng, doanh nghiệp sẽ có vốn gối đầu khi thâm nhập vào hệ thống các siêu thị thuộc những nước thành viên TPP. Có như vậy mới giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang có thế mạnh. Đây có thể coi là chiến lược giúp Việt Nam thực thi TPP một cách đầy đủ và kịp thời.
Đưa tri thức vào doanh nghiệp: Chung một mối lo, chung một khát vọng Bước sâu vào sân chơi toàn cầu, nếu so sánh với các đối thủ trong khu vực (AEC) và quốc tế (đơn cử trong TPP) ... |
Kinh tế Việt Nam: cưỡi sóng cả ra bể lớn Ngân hàng HSBC kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao gần 7% trong năm nay và ... |
Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng với TPP 72% trong số gần 1.000 doanh nghiệp trong khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ủng hộ Hiệp định Đối ... |