Việt Nam đóng góp vào các quyết định quan trọng của UNESCO

Phương Hà
Kỳ họp Hội đồng Chấp hành lần thứ 214 của UNESCO (30/3-13/4) đã thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã chia sẻ về kết quả của kỳ hội nghị cũng như những đóng góp của Việt Nam.
Theo dõi TGVN trên
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu làm việc với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu làm việc với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay.

Kỳ họp Hội đồng Chấp hành lần thứ 214 của UNESCO diễn ra trong bối cảnh “quan trọng” của tình hình thế giới, như Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhận định. Theo Đại sứ, kỳ họp đã đạt được những kết quả nổi bật nào?

Có thể khẳng định, kỳ họp lần này có ý nghĩa quan trọng, là kỳ họp đầu tiên trong nhiệm kỳ mới 2021-2025 của Hội đồng chấp hành và của cả Tổng Giám đốc UNESCO.

Các thành viên bàn các biện pháp cụ thể triển khai kết quả Kỳ họp 41 Đại hội đồng UNESCO (11/2021), nhất là Chiến lược trung hạn giai đoạn 2022-2029, Chương trình và ngân sách giai đoạn 2022-2025, các sáng kiến toàn cầu như Tương lai của Giáo dục, Đạo đức trong trí tuệ nhân tạo và Khoa học mở, trong nỗ lực tăng cường hợp tác đa phương, ứng phó thách thức toàn cầu, vì phục hồi và phát triển bền vững trong giai đoạn hậu Covid-19.

Đánh giá hoạt động UNESCO trong bốn năm qua (2018-2021), các thành viên hoan nghênh kết quả hợp tác nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. UNESCO không chỉ thể hiện năng lực thích ứng linh hoạt, kịp thời hỗ trợ các quốc gia ứng phó đại dịch, mà còn thúc đẩy các sáng kiến dài hạn, nâng tầm đóng góp của Tổ chức trong các vấn đề, xu thế mới của thời đại, khẳng định vai trò đi đầu của UNESCO là “phòng thí nghiệm của các ý tưởng”, “định hình chuẩn mực” và “động lực cho hợp tác” về giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin truyền thông.

Trong bối cảnh thế giới đang ở vào thời điểm then chốt, các thách thức toàn cầu gay gắt chưa từng có như đại dịch toàn cầu, sự bất bình đẳng, chiến tranh, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu… vai trò của UNESCO càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các thành viên nhất trí UNESCO cần thúc đẩy đoàn kết, hợp tác đa phương ứng phó các thách thức toàn cầu, đóng góp vào gìn giữ hòa bình quốc tế thông qua hợp tác giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông, đẩy mạnh vai trò gắn kết và các giá trị nhân văn của Tổ chức trong tăng cường đối thoại, hiểu biết, văn hóa hòa bình, hỗ trợ ứng phó và tái thiết sau xung đột trong lĩnh vực thẩm quyền. Cuộc họp cũng thông qua sáng kiến “Con đường đến hòa bình: đối thoại và hành động vì sự khoan dung và hiểu biết liên văn hóa”.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại phiên thảo luận kỳ họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 214.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại phiên thảo luận kỳ họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 214.

Về các lĩnh vực hợp tác cụ thể như giáo dục, văn hóa hay khoa học thì sao, thưa Đại sứ?

Về giáo dục, các thành viên nhất trí UNESCO cần tiếp tục phát huy vai trò đi đầu thúc đẩy cơ chế hợp tác giáo dục toàn cầu, hỗ trợ các quốc gia triển khai các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến giáo dục; UNESCO sẽ đóng vai trò nòng cốt trong chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục (New York, 9/2022), triển khai mạnh mẽ Chiến lược giáo dục và đào tạo nghề trong giai đoạn 2022-2029 nhằm hỗ trợ các quốc gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của phát triển xanh, bền vững, công nghệ số và chuyển đổi xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa, các thành viên nhất trí tăng cường tham vấn, tích cực chuẩn bị cho Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa và phát triển bền vững (MONDIACULT 2022, Mexico, 28-30/9/2022) để tăng cường đối thoại chính sách toàn cầu về văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi số và phục hồi sau đại dịch; hoan nghênh việc thúc đẩy gắn kết văn hóa và giáo dục nghệ thuật, định hình Khuôn khổ UNESCO trong lĩnh vực này hướng tới xây dựng xã hội bao trùm, bền vững.

Trong lĩnh vực khoa học, các thành viên hoan nghênh Chương trình khoa học trái đất và công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ các loại hình di sản, đa dạng sinh học vì phát triển bền vững; thông qua việc ghi danh tám Công viên địa chất toàn cầu mới cho giai đoạn 2022-2025 và một số hồ sơ mở rộng, trong đó có hồ sơ mở rộng phạm vi diện tích Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng của Việt Nam.

Cuộc họp cũng nhất trí thông qua sáng kiến mới về “UNESCO và đại dương”, đề cao vai trò của Tổ chức trong lĩnh vực khoa học đại dương đóng góp vào các nỗ lực quốc tế bảo vệ đại dương gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, thiết thực triển khai Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học đại dương vì phát triển bền vững 2021-2030.

Bên cạnh đó, các vấn đề đổi mới, cải cách UNESCO cũng được bàn luận nhằm nâng cao tính linh hoạt, khả năng thích ứng, hiệu lực và hiệu quả của Tổ chức phù hợp với xu thế chung của đa phương và hệ thống Liên hợp quốc.

2022 là năm kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác Việt Nam-UNESCO, Đại sứ có thể khái quát các nỗ lực của Việt Nam trong UNESCO thời gian qua?

Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII về chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương. Việt Nam tiếp tục coi trọng Liên hợp quốc, UNESCO, là thành viên nòng cốt trong ASEAN góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc, UNESCO với khu vực.

Với tư cách thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 và Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, ta thể hiện vai trò thành viên năng động, tích cực, trách nhiệm, một trong những nước triển khai hiệu quả nhất chương trình hợp tác của UNESCO.

Thời gian qua, quan hệ Việt Nam-UNESCO phát triển tốt đẹp, được nâng lên một tầm cao mới sau chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới trụ sở UNESCO (5/11/2021) với nhiều kết quả thực chất, tạo khuôn khổ quan trọng cho hợp tác phù hợp xu thế chung, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn mới.

Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 214
Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 214.

Vậy cụ thể tại kỳ họp lần này, những đóng góp của Việt Nam là gì, thưa Đại sứ?

Trong Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã có bài phát biểu quan trọng với nhiều đề xuất thiết thực.

Việt Nam trực tiếp tham gia, chủ động đóng góp có trách nhiệm vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ ở tầm toàn cầu, ủng hộ sáng kiến “Con đường đến hòa bình: Đối thoại và hành động vì sự khoan dung và hiểu biết liên văn hóa” và “UNESCO và đại dương”, được các thành viên hoan nghênh.

Các đề xuất của Việt Nam về thúc đẩy văn hóa hòa bình, phát huy sứ mệnh “xây dựng hòa bình trong tâm trí con người” của UNESCO, cách tiếp cận nhân văn, liên ngành, đa phương, thúc đẩy hợp tác hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững, bao trùm, tự cường của các quốc gia… được đánh giá cao. Các nước cũng hoan nghênh kinh nghiệm Việt Nam chia sẻ về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong phát triển đất nước; gắn kết các danh hiệu di sản, khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên địa chất toàn cầu trong mô hình bảo tồn, phát triển xanh và bền vững....

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN trên kênh giáo dục năm 2022, Chủ tịch Ủy ban văn hóa – thông tin ASEAN năm 2022, thành viên nòng cốt của UNESCO trong hợp tác khoa học, Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất cụ thể đóng góp vào việc chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế quan trọng trong năm nay, như Hội nghị Thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục (New York, 9/2022), Hội nghị MONDIACULT 2022 (Mexico, 28-30/9/2022), Năm quốc tế về Khoa học cơ bản cho phát triển bền vững, các hoạt động kỷ niệm 50 năm Công ước di sản thế giới.

Với tư cách là ứng cử viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam cũng khẳng định tinh thần hợp tác, cam kết đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Santiago Irazabal Mourao.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Santiago Irazabal Mourao.

Đặc biệt dịp này, Trưởng Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đã có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO và Trưởng đoàn các nước để thúc đẩy hợp tác và vận động cho ứng cử của Việt Nam làm thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) nhiệm kỳ 2022-2026.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cũng đã có các cuộc tiếp xúc với bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO, làm việc với Phó Tổng giám đốc UNESCO, Trợ lý Tổng giám đốc về đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003… để trao đổi các biện pháp cụ thể hóa kết quả chuyến thăm UNESCO của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào năm ngoái, nhất là triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021-2025.

Tổng giám đốc UNESCO đánh giá cao vai trò và đóng góp chủ động, tích cực của Việt Nam cho hợp tác UNESCO, cam kết sẽ nỗ lực cùng Ban thư ký tiếp tục đưa quan hệ đối tác Việt Nam-UNESCO đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Bà cũng vui vẻ nhận lời thăm Việt Nam trong năm 2022.

Hội đồng chấp hành UNESCO là một trong các cơ quan điều hành quan trọng nhất của Tổ chức. Với tư cách là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Việt Nam phát huy vai trò thành viên năng động, trách nhiệm, chủ động tham gia, tích cực xây dựng, định hình UNESCO, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng, được UNESCO và các nước thành viên quan tâm. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để nâng tầm hợp tác Việt Nam-UNESCO, tận dụng tri thức, các ý tưởng, sáng kiến, nguồn lực của UNESCO, mở ra những “không gian phát triển mới” cho Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội và tạo cơ sở thuận lợi để nước ta hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động vào hoạt động của UNESCO

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động vào hoạt động của UNESCO

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu tham dự và phát biểu tại kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ ...

Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine

Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine

Ngày 23-24/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình ...

Đọc thêm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Năm bài học đánh giá toàn diện, sâu sắc, rút ra nhiều bài học quý báu từ thực tiễn triển khai công tác ngoại giao vaccine...
Tuyển sinh 2023: Chi tiết quy định và ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường quân đội

Tuyển sinh 2023: Chi tiết quy định và ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường quân đội

Hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các trường quân đội năm ...
'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba tươi trẻ đón tuổi mới

'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba tươi trẻ đón tuổi mới

'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba được nhận xét ngọt ngào, tươi trẻ trong bộ ảnh đón tuổi mới.
Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ  tìm con đường đúng đắn để hòa thuận; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ tìm con đường đúng đắn để hòa thuận; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ dung hòa khác biệt; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-4/6.
Đề thi môn Toán vòng 1 vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên năm 2023

Đề thi môn Toán vòng 1 vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên năm 2023

Dưới đây là đề thi môn Toán vòng 1 (điều kiện) vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN năm 2023 với thời gian 120 phút.
Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023 gửi gắm hy vọng của chính phủ, địa phương, nhân dân hai nước

Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023 gửi gắm hy vọng của chính phủ, địa phương, nhân dân hai nước

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã dự và phát biểu tại Lễ khai mạc 'Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023' tại Tokyo, Nhật Bản.
Quảng bá tiềm năng thế mạnh của địa phương Việt Nam tại Nhật Bản

Quảng bá tiềm năng thế mạnh của địa phương Việt Nam tại Nhật Bản

Các địa phương Bạc Liêu, Cần Thơ, Kon Tum, Thừa Thiên Huế đã tham dự chương trình quảng bá tại tỉnh Kanagawa và thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Đại sứ Italy Antonio Alessandro: Việt Nam sẽ mãi mãi ở trong trái tim và tâm trí của chúng tôi

Đại sứ Italy Antonio Alessandro: Việt Nam sẽ mãi mãi ở trong trái tim và tâm trí của chúng tôi

Tối ngày 2/6, Đại sứ quán Italy đã tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh Cộng hòa Italy. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự sự kiện.
Tọa đàm ‘Xúc tiến đầu tư và quảng bá địa phương Việt Nam’ tại Nhật Bản

Tọa đàm ‘Xúc tiến đầu tư và quảng bá địa phương Việt Nam’ tại Nhật Bản

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH Trung ương khóa XIII

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH Trung ương khóa XIII

Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ chủ trì Hội nghị.
Việt Nam chúc mừng tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Việt Nam chúc mừng tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Togago, làm Chủ tịch Đại hội đồng Khóa 78.
Hành trình sơ tán an toàn công dân mang hai quốc tịch Việt Nam-Australia ở Sudan

Hành trình sơ tán an toàn công dân mang hai quốc tịch Việt Nam-Australia ở Sudan

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan sơ tán thành công một công dân hai quốc tịch đang làm ăn buôn bán tại Sudan gặp nạn do xung đột.
Việt Nam tiếp tục trao đổi với Philippines để sớm đưa số công dân còn lại về nước an toàn

Việt Nam tiếp tục trao đổi với Philippines để sớm đưa số công dân còn lại về nước an toàn

Chiều 1/6, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông tin về một số vấn đề bảo hộ công dân.
60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước

60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, có 437 công dân Việt Nam được đưa ra khỏi cơ sở đánh bạc.
Cập nhật thông tin về vụ tai nạn giao thông có nạn nhân người Việt tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Cập nhật thông tin về vụ tai nạn giao thông có nạn nhân người Việt tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo có thêm 2 nạn nhân mang giấy tờ Việt Nam tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại thành phố Tịnh Tây.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, nghi có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, nghi có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, có 9 người mang giấy tờ tuỳ thân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc Philippines giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về việc Philippines giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines hiện đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để lên phương án hỗ trợ công dân.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khai phá thị trường Venezuela

Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khai phá thị trường Venezuela

Venezuela luôn dành cho Việt Nam một tình cảm trân trọng, đó là những chất xúc tác rất quan trọng để quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đại sứ Andrew Goledzinowski: Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN của Australia

Đại sứ Andrew Goledzinowski: Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN của Australia

Theo Đại sứ Australia, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese tái khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Đông Nam Á.
Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Đến Malaysia với quyết tâm của 'lớp Đại sứ trong giai đoạn mới'

Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Đến Malaysia với quyết tâm của 'lớp Đại sứ trong giai đoạn mới'

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh lên đường nhận nhiệm vụ mới với tinh thần của người ra 'tiền tuyến'.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Chuyến thăm của Thủ tướng Australia thể hiện sự đặc biệt coi trọng Việt Nam

Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Chuyến thăm của Thủ tướng Australia thể hiện sự đặc biệt coi trọng Việt Nam

Theo Đại sứ Nguyễn Tất Thành, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese là sự kiện quan trọng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao.
Nhìn lại 20 năm thực hiện 4 phương hướng ưu tiên mở rộng hợp tác Việt Nam-châu Phi

Nhìn lại 20 năm thực hiện 4 phương hướng ưu tiên mở rộng hợp tác Việt Nam-châu Phi

Một hội thảo quốc tế cách đây 20 năm có vai trò mở đường trong quan hệ của Việt Nam với các nước châu Phi thời kỳ mới.
Tổng thống Hàn Quốc với biệt tài 'ngoại giao thượng đỉnh'

Tổng thống Hàn Quốc với biệt tài 'ngoại giao thượng đỉnh'

Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol giành được những đánh giá tích cực nhất trên các mặt trận đối ngoại và an ninh.
Phiên bản di động