Nhỏ Bình thường Lớn
Nhà Văn hóa Hữu Ngọc

Năm mới chúc bạn bớt “Thân làm tội đời”

TGVN. Ngày Tết, chúc nhau tăng: tăng phúc, tăng thọ, tăng lực, tăng danh... Tôi thì xin chúc bạn “giảm bớt thân làm tội đời”. 
TIN LIÊN QUAN
nam moi chuc ban bot than lam toi doi Tết cộng đồng ở Daejeon
nam moi chuc ban bot than lam toi doi 2018 và những thông điệp của hy vọng

Lời chúc này có thể gắn với quan niệm đơn giản về hạnh phúc của Bertrand Russell: “Con vật sung sướng chừng nào nó khỏe mạnh và có ăn. Con người có lẽ cũng phải như vậy, nhưng trong thế giới hiện đại, họ không như vậy, nếu nói về đa số trường hợp”.

Trên đây là mấy câu mở đầu cuốn “Chinh phục hạnh phúc” của Bertrand Russell, nhà toán học, triết học và nhà văn Anh, đã từng được giải thưởng văn học Nobel và là chủ tịch Tòa án quốc tế xử tội ác chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. Ông sống đến 98 tuổi (1872-1970) và có lẽ là một trong số ít người dám nhận mình là người đã sống một cuộc đời hạnh phúc.

nam moi chuc ban bot than lam toi doi

Trong cuốn sách dạy về “chinh phục hạnh phúc”, bí quyết chủ yếu của ông truyền lại là phải biết thường xuyên “vượt ra ngoài cái tôi”, có càng nhiều mối quan tâm và đam mê thực sự đến những con người và những sự việc bên ngoài cái “tôi” thì càng tốt. Cách đặt vấn đề của B. Russell không xuất phát từ luân lý hay đạo đức học cao siêu, mà từ một quan điểm thực tế, từ lẽ phải thông thường (commonsense). Đối tượng của ông là con người bình thường.

“Khi hoàn cảnh bên ngoài chưa đến nỗi hoàn toàn bất hạnh, người ta vẫn có thể hạnh phúc miễn là hướng những đam mê và mối quan tâm ra ngoài cái tôi, chứ không hướng vào bên trong”. Khi người ta đam mê hoặc quan tâm đến gia đình, bạn bè, họ hàng, xã hội, công việc, thể thao, giải trí... càng nhiều càng tốt mà không phải do vụ lợi, thì tự khắc hạnh phúc sẽ đến. Hạnh phúc không đến với ai chỉ nghĩ đến lợi của cái tôi, khiến cho họ luôn luôn sợ hãi, đố kỵ, ngại dư luận, thương thân trách phận.

B. Russell không hề đòi hỏi ta phải hy sinh cái tôi, từ bỏ thú vui cá nhân. “Có những thứ cần thiết cho hạnh phúc đa số con người, đều là những thứ đơn giản: ăn, ở, sức khỏe, tình yêu, thành công, sự tôn trọng của cộng đồng... Khi những thứ ấy thiếu, chỉ những người đặc biệt mới có thể thực hiện được hạnh phúc. Nhưng khi những thứ ấy có thể được hưởng hoặc có thể đạt được bằng sự cố gắng đúng hướng, mà người ta vẫn không sung sướng, thì đó là do có cái gì đó lệch lạc trong tâm lý. Trường hợp nặng thì có khi cần đến bác sĩ thần kinh điều trị, trường hợp thường, bệnh nhân có thể tự chữa được nếu biết làm đúng”.

B. Russell viết cho xã hội phương Tây, nơi mà những tầng lớp trung lưu sống một cuộc đời vật chất đầy đủ, dĩ chí thừa thãi so với đa số nhân loại, mà vẫn cảm thấy không có hạnh phúc. Nhưng cơ bản, lập luận của ông có thể đúng cho mọi người trên Trái đất, kể cả đối với xã hội ta, vì hạnh phúc là tương đối, trong đó yếu tố tâm lý có vai trò quyết định.

Ở đây, tôi chỉ nêu một hiện tượng tâm lý khá phổ biến ở ta, khiến cho nhiều người tự làm khổ mình “một cách vô duyên”, đó là hiện tượng “thân làm tội đời”. Xin lấy vài ví dụ:

Một ông cán bộ cao cấp về hưu, hết tiêu chuẩn ô tô. Nay đến thăm gia đình con, đi xe ôm thì “ngượng”, cứ phải đi vào lúc xẩm tối, đỗ xe xa xa rồi đi bộ tiếp. Trong lòng buồn lắm. Còn nhớ hồi bao cấp, một ông trước vẫn đi xe Volga, sau phải đi xe “Com-măng-ca”, cứ phải đỗ xe “xuống cấp” ở đầu phố rồi đi bộ về nhà. Đau khổ lắm!

Một chị kỹ sư ngoài 30 tuổi có đứa con học lớp 5, sức học trung bình, lại ngoan. Chị bắt con học sớm tối, lại rèn con học thêm toán nâng cao. Chị vốn học chuyên toán nên chủ quan, thức đêm để nhồi nhét toán cho con không có năng khiếu toán. Chị luôn quát mắng con mà vô ích. Đau khổ lắm!

Hai ông bà về hưu, con cháu làm cho cái nhà ba tầng cao nhất phố. Đến khi nhà láng giềng xây nhà bốn tầng thì ông bà thấy nó lù lù, mất ăn mất ngủ. Đau khổ lắm!

Một cô sinh viên nhà nghèo đi xe đạp luôn mặc cảm vì thấy nhiều bạn đi xe máy. Đau khổ lắm!

Tất cả những nỗi đau khổ trên đây đều không xuất phát từ những lý do cơ bản (sức khỏe, tang tóc, công việc, quan hệ, tình cảm...) mà do “thân làm tội đời”. Tết đến, làm báo cáo nhận xét về từng người trong mỗi gia đình, trong năm đã qua, ông Táo chắc phải phê vào đến 80-90% các trường hợp bốn chữ “thân làm tội đời”.

Để bớt tự đầu độc cuộc sống hàng ngày bằng những tính toán ấm ớ, những so bì khoe khoang, xin hãy theo lời nhắn nhủ của nhà bác học Einstein “Công thức của sự thành công trong cuộc đời là:

A (sự thành công) = x +y + z

(x = làm việc + y (vui chơi) + z (im hơi lặng tiếng).

Bớt thân làm tội đời”.

nam moi chuc ban bot than lam toi doi Hội ngộ văn hóa trong “ngôi nhà đối ngoại” ngày Xuân

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Quỹ Từ thiện Văn hóa Hà Nội, NXB Thế giới và Hội những người bạn di sản Việt Nam (FVH) ...

nam moi chuc ban bot than lam toi doi Làm ông làm bà ở Việt Nam

(tiếp theo và hết) Vị trí và vai trò của “ông bà” như trên là do tính chất của nền văn hóa Việt. Hai nhà nhân ...

nam moi chuc ban bot than lam toi doi Làm ông, làm bà ở Việt Nam

Trong khung cảnh văn minh lúa nước, cơ sở xã hội là xóm làng, làng xã gộp lại thành quốc gia. Cơ sở xóm làng ...

Hữu Ngọc