TIN LIÊN QUAN | |
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Cuba | |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp |
Việt Nam và Pháp có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Tuy ở hai châu lục khác nhau, nhưng hai nước có mối quan hệ đặc biệt với các gắn bó mật thiết về lịch sử, văn hóa và xã hội. Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/4/1973, trải qua nhiều thăng trầm, quan hệ Việt Nam - Pháp không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu.
Chia sẻ với báo chí sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp cuối tháng Ba vừa qua, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary nhấn mạnh chuyến thăm của Tổng Bí thư là một dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Pháp. Chuyến thăm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary. (Ảnh: Đ.P) |
Kinh tế là ưu tiên hàng đầu
Tại buổi tiếp báo chí, Đại sứ Bertrand Lortholary cho biết: “Kinh tế là một ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp, tổng giá trị các hợp đồng kinh tế được hai bên ký kết lên tới 1 tỉ Euro. Con số này cho thấy sự năng động trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước”.
Đại sứ cho biết, hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra gần 30.000 công ăn việc làm. Pháp cũng triển khai nhiều dự án quan trọng tại Việt Nam như: Tuyến đường sắt số 3 tại Hà Nội, cung cấp máy bay và cung cấp dịch vụ hàng không cho Vietnam Airlines, Vietjet Air… và dự án hợp tác với một hãng hàng không mới đã ra đời là Bamboo Airway. Ngoài ra, hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng, dược phẩm hay rượu và rượu vang.
Tuy nhiên, ngài Đại sứ cũng nhấn mạnh, quan hệ kinh tế Việt Nam – Pháp chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước khi Xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% thị phần của Việt Nam. Vì vậy, để đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới lãnh đạo hai bên đã đề ra những đường hướng rất cụ thể. Pháp luôn tích cực kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp Pháp tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) sẽ sớm đi vào hiệu lực, Đại sứ Bertrand Lortholary kì vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp sẽ ngày càng phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho hai bên.
Hướng mới trong hợp tác quốc phòng
Hợp tác quốc phòng đang trở thành một trọng tâm chiến lược mới đối với quan hệ song phương. Trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có hai văn bản được ký kết bên lề cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.
Trước đó, hai bên đã có nhiều hoạt động hợp tác như đào tạo các cán bộ quốc phòng trong lĩnh vực thông tin hay bồi dưỡng nghiệp vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Thời gian tới, Pháp mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam theo hướng đi mới là vấn đề trang thiết bị quốc phòng.
Theo Đại sứ Bertrand Lortholary: “Trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng phát triển, chúng tôi hi vọng trong thời gian tới Việt Nam cũng coi Pháp là một trong những đối tác quan trọng để cung cấp các trang thiết bị quốc phòng và coi đó là một trục chính để phát triển mạnh mẽ hơn nữa các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Việt - Pháp”.
Năm nay sẽ là năm thứ 3 liên tiếp tàu sân bay lớn thứ hai của Pháp sẽ quay trở lại và thăm hữu nghị Việt Nam, một điều “chưa từng có tiền lệ”. Việc làm này thể hiện quyết tâm tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên của Pháp trong thời gian tới.
Đại sứ Pháp chia sẻ với báo chí sau chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Đ.P) |
Gắn kết thế hệ tương lai
Hiện có khoảng hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học của Pháp. Pháp là nước có cộng đồng du học sinh Việt Nam lớn số một châu Âu và lớn thứ ba trên thế giới. Ngược lại, cũng có rất nhiều sinh viên của Pháp sang du học tại Việt Nam và con số này có xu hướng ngày càng tăng lên.
Ngoài chương trình giáo dục, các chương trình giao lưu văn hóa, chương trình hoạt động nghệ thuật cũng là một trong những hướng mà phía Pháp và Việt Nam tăng cường thực hiện nhằm gắn kết giữa thanh niên hai nước. Hai bên đang xúc tiến nhiều sự án hợp tác song phương như: Dự án Làng Sài Gòn hỗ nghệ sĩ tại TP. Hồ Chí Minh hay dự án xây dựng Nhà Pháp tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và giảng dạy tiếng Pháp .
“Pháp và Việt Nam là những người bạn đang mỉm cười và cùng hướng tới tương lai”, Đại sứ Bertrand Lortholary dẫn lại lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước báo chí trong khuôn khổ cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Câu nói đã phần nào thể hiện tầm nhìn cũng như triển vọng tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trong tương lai.
Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư Pháp Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 27/3 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Hiệp hội giới chủ Pháp ở Thủ ... |
Bài viết của Tổng Bí thư trên báo Le Monde Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có ... |
"Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt - Pháp" Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có ... |