Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý phát biểu tại phiên họp. |
Phát biểu tại Phiên họp khai mạc, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khoá 76, ông Abdulla Shahid cho rằng, tất cả các nước đều đang phải đối mặt với những thách thức chung như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, bất ổn xã hội và nhiều vấn đề cấp bách khác.
Vì lẽ đó, kỳ họp năm nay của Uỷ ban cần quan tâm nhiều tới các vấn đề này.
Nhân dịp này, Chủ tịch ĐHĐ LHQ cam kết sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng, bất công và thúc đẩy phân phối công bằng vaccine cũng như đề cao vai trò của xã hội dân sự trong các nỗ lực này.
Thảo luận tại Phiên họp, các nước cho biết đang gặp rào cản trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tiếp cận vaccine. Đặc biệt, các nước châu Phi cho biết hiện châu phi mới có khoảng 2% - trong số hơn 5,7 tỷ liều trên toàn cầu.
Nhiều nước tiếp tục nhấn mạnh, vaccine Covid-19 phải được coi là hàng hóa công cộng, được phân phối đồng đều và có chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng bày tỏ quan ngại về những khó khăn mà phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và người di cư đang phải đối mặt hiện nay.
Về hướng giải quyết tình hình hiện nay, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, cần tăng cường đoàn kết toàn cầu, thúc đẩy việc sản xuất và phân phối vaccine công bằng, giá cả phải chăng, kịp thời và phổ cập trên toàn cầu.
Nhân dịp này, Đại sứ cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành của Việt Nam tới các nước đối tác, các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước trên thế giới đã hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19.
Để xây dựng lại tốt hơn và không ai bị bỏ lại phía sau, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, cần có sự lãnh đạo mang tính chuyển đổi và và ý chí chính trị mạnh mẽ; các chính sách phục hồi cần bảo đảm tính bền vững và bao trùm, cùng các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lấy người dân làm trung tâm, trong đó chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, cung cấp giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Về vấn đề bảo vệ các quyền con người, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, đây là lợi ích của tất cả các nước và việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cần dựa trên cách tiếp cận, đối thoại mang tính xây dựng, không đối đầu, không chính trị hóa và không mang tính chọn lọc.
Ngoài việc không can thiệp vào công việc nội bộ, các nước cũng cần tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cũng như tôn trọng điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa và hoàn cảnh phát triển của các nước.
Các quyền dân sự và chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa hoặc quyền phát triển, đều phải được đối xử bình đẳng như nhau.
Đại sứ khẳng định lại việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là ưu tiên cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và là động lực của sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Đại sứ cũng đã nêu các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực này thời gian qua cũng như các cam kết của Việt Nam trong đối thoại và hợp tác với các tổ chức của Liên hợp quốc, các Báo cáo viên đặc biệt và Chuyên gia độc lập của Hội đồng Nhân quyền nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
| Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người Đi cùng với sự tiện ích của công nghệ số, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang phải đối phó với nhiều nguy ... |
| Tư duy mới của Đảng về an ninh con người Lần đầu tiên, thuật ngữ an ninh con người đã xuất hiện trong các văn kiện Đại hội XIII với tư cách là một nội ... |