Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên thảo luận. |
Phát biểu của các nước và lãnh đạo các cơ quan liên quan của LHQ ghi nhận tính tự cường, sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ đóng góp hiệu quả ở tất cả các cấp độ của các tiến trình hòa bình. Tuy nhiên, các nỗ lực thúc đẩy tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới đang chịu tác động tiêu cực của xung đột, bạo lực, khủng hoảng và bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới. Các rào cản mang tính cấu trúc cũng đang cản trở phụ nữ phát huy vai trò tích cực của mình.
Theo đó, để thực hiện hiệu quả chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, các nước cho rằng cần có cam kết chính trị mạnh mẽ và hành động thiết thực để nâng cao quyền năng, bảo đảm các quyền của phụ nữ, bảo đảm sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong ngăn ngừa xung đột và kiến tạo hòa bình.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nêu bật cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Cam kết này được hình thành tự nhiên bắt nguồn từ vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử giành độc lập và phát triển của đất nước.
Đại sứ cũng bày tỏ tự hào khi ngày nay Việt Nam có những nữ quân nhân đang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại các phái bộ của LHQ và mong muốn phụ nữ được tạo điều kiện tốt hơn để đóng góp cho các sứ mệnh hòa bình LHQ.
Cho rằng phụ nữ có vai trò, khả năng riêng biệt trong thúc đẩy các giá trị và văn hóa hòa bình, nhất là trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình, Việt Nam đã tích cực đóng góp cho nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh của LHQ, đặc biệt trong các giai đoạn đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
Trên cơ sở đó, Đại sứ kêu gọi tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các tiến trình thương lượng và xây dựng hòa bình, chia sẻ kinh nghiệm và bài học tốt trong lĩnh vực này. Các nước cũng cần bảo đảm và thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ ở các cấp độ khác nhau thông qua việc lồng ghép các quyền của phụ nữ trong các khuôn khổ chính sách của quốc gia. Việt Nam khẳng định cam kết đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế thúc đẩy nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Nghị sự về Phụ nữ, hoà bình và an ninh (WPS) lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự của HĐBA năm 2000 với việc thông qua nghị quyết HĐBA 1325. Nghị quyết thừa nhận tác động không cân xứng của xung đột vũ trang đối với phụ nữ và trẻ em gái; kêu gọi áp dụng tiếp cận giới để tính đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ trong xung đột, tái hòa nhập và tái thiết sau xung đột. Nghị quyết 1325 là văn bản pháp lý đầu tiên của HĐBA yêu cầu các bên trong xung đột ngăn ngừa các vi phạm quyền của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ tham gia đàm phán hòa bình và tái thiết sau xung đột. Đây cũng là nghị quyết đầu tiên của HĐBA đề cập cụ thể về các tác động của xung đột đối với phụ nữ. Kể từ đó, Nghị quyết đã trở thành khuôn khổ thực hiện Nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh. |
| Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Ngày 19/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại ... |
| Đóng góp vào công việc chung của CICA, thắt chặt quan hệ với Croatia và Kazakhstan Chuyến thăm kết hợp song phương và đa phương của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thắt chặt quan hệ của Việt Nam ... |
| Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền: Từ hành trình ‘chinh phục trái tim’ cộng đồng quốc tế đến việc cần làm ngay! Trực tiếp tham gia hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) thời gian qua, bên cạnh niềm vui và tự ... |
| Việt Nam đề cao cam kết thúc đẩy pháp quyền cấp độ quốc gia và quốc tế Ngày 7/10, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 tổ ... |
| Ứng viên Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật: Khi nỗ lực bền bỉ và đóng góp tích cực thu 'quả ngọt' Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho rằng, việc ứng viên Việt Nam đắc cử vào Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật (LTC) ... |