Việt Nam tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng Phong trào Không liên kết tại Venezuela

Hội nghị cấp Bộ trưởng Phong trào Không liên kết diễn ra trong hai ngày 20-21/7/2019 tại Caracas, Venezuela, dưới sự chủ trì của Venezuela, Chủ tịch Ủy ban điều phối Không liên kết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN sẽ bàn thảo nhiều vấn đề hợp tác nội khối
viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Phong trào Không liên kết. (Nguồn: VBC)

Hội nghị lần này, có chủ đề “Thúc đẩy và củng cố hòa bình thông qua việc tôn trọng luật pháp quốc tế”, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao của Phong trào sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Baku, Azerbaijan.Hội nghị có sự tham gia của hơn 50 nước thành viên Phong trào cùng với một số nước quan sát viên và khách mời đặc biệt. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị.

Tại phiên thảo luận chung, các nước thành viên Phong trào Không liên kết đã trao đổi về tình hình thế giới hiện nay cũng như các thách thức và cơ hội đặt ra đối với Phong trào. Nhiều nước lên án các biện pháp cưỡng ép đơn phương và bao vây cấm vận các thành viên Phong trào như Cuba, Venezuela là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, xâm phạm quyền con người và gây tác động tiêu cực đến quyền phát triển bền vững. Các nước cũng chỉ ra những thách thức to lớn đến từ bên ngoài cũng như bên trong Phong trào, như chính trị cường quyền của các nước lớn, sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ cũng như những chính sách gây chia rẽ nhằm áp đặt ý chí của các nước lớn.

Tuy nhiên, nội dung thảo luận cũng bộc lộ những mâu thuẫn, xung đột giữa một số nước thành viên Không liên kết. Một số nước thành viên chịu ảnh hưởng của nước lớn, thiếu tôn trọng các nguyên tắc, quy trình và thủ tục làm việc của Phong trào. Điều này đã ảnh hưởng nhất định đến tinh thần đoàn kết anh em giữa các nước thành viên.

viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela
Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: VBC)

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc,làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Đình Quý đã hoan nghênh và đánh giá cao vai trò và đóng góp của Phong trào trong việc duy trì hòa bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường sự thống nhất, đoàn kết trong Phong trào trên cơ sở phát huy những nguyên tắc cơ bản của Phong trào, đặc biệt là độc lập, không chịu sức ép, can thiệp từ bên ngoài, nhất là của các nước lớn, không để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của Phong trào.

Về đường hướng tương lai của Phong trào, Đại sứ đã nhấn mạnh Phong trào Không liên kết cần tiếp tục phát huy vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng các cam kết, thỏa thuận quốc tế, thúc đẩy cải tổ cấu trúc kinh tế, hệ thống thương mại đa phương mở, công bằng, minh bạch và dựa trên luật lệ, bảo đảm quyền lợi của các nước đang phát triển.

Đề cập đến khu vực Đông Nam Á và tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Đình Quý đã đề cao vai trò và đóng góp của ASEAN, đặc biệt trong thúc đẩy hợp tác và đối thoại, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, tôn trọng các tiến trình ngoại giao pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ kêu gọi các nước kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, bao gồm các hoạt động đơn phương và quân sự hóa ở biển Đông. Đại sứ cũng cập nhật các diễn biễn gần đây và hiện đang diễn ra trên Biển Đông và kêu gọi các thành viên phong trào thấu hiểu và ủng hộ lập trường chung của ASEAN, coi đây là biểu hiện cụ thể của sự tôn trọng luật pháp quốc tế và tình đoàn kết với các nước trong khu vực.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển của Phong trào Không liên kết trên tinh thần đề cao và kiên trì với nguyên tắc cơ bản của Phong trào, đồng thời cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam làm Ủy viên Không thường trực Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Chính trị Caracas, Tuyên bố Chính trị của Ủy ban cấp Bộ trưởng Không liên kết về Palestine, và Văn kiện Cuối cùng của Hội nghị.

viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela NAM nỗ lực thúc đẩy hoà bình và ổn định vì sự phát triển bền vững

Trong hai ngày 5-6/4/2018, tại Thủ đô Baku, Azerbaijan, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 Phong trào Không liên kết (NAM) ...

viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela Khai mạc Cuộc họp quan chức cao cấp Phong trào Không liên kết

Trong hai ngày 3-4/4, tại Baku, Azerbaijan đã diễn ra cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM) Phong trào Không Liên kết để chuẩn ...

viet nam tham du hoi nghi cap bo truong phong trao khong lien ket tai venezuela Việt Nam thể hiện vai trò xây dựng, chủ động, tích cực tại Phong trào KLK

Ngày 20/9, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ...

VBC

Đọc thêm

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

Kích thước màn hình iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Sao Việt: Hồ Ngọc Hà thần thái sang chảnh

Sao Việt: Hồ Ngọc Hà thần thái sang chảnh

Hoa hậu Mai Phương Thúy đăng ảnh xinh đẹp, cuốn hút; ca sĩ Hồ Ngọc Hà thần thái sang chảnh.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động