Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam thu hút sinh viên quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển tình hữu nghị với các nước

Việt Nam tiếp nhận trung bình mỗi năm từ 4.000 đến trên 6.000 sinh viên quốc tế, chủ yếu là trình độ đại học và các khóa ngắn hạn, đến từ Lào, Campuchia và một số lưu học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học ngành Việt Nam học.
Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tiếp nhận, đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài giai đoạn 2016 - 2021 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2022 - 2030.
Hội nghị tổng kết công tác tiếp nhận, đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài giai đoạn 2016-2021 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2022-2030. (Nguồn: giaoducthoidai.vn)

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tiếp nhận, đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài giai đoạn 2016-2021 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2022-2030.

Theo báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 26,6% lưu học sinh Hiệp định (lưu học sinh đi học theo học bổng do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài cùng cấp học bổng theo Hiệp định đã ký kết) và 73,4% lưu học sinh ngoài Hiệp định.

Trung bình mỗi năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận mới vào Việt Nam. Năm 2019, lượng lưu học sinh đông nhất, lên đến trên 6.300 người. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, trong hai năm 2020, 2021, Việt Nam chỉ tiếp nhận khoảng 3.000 lưu học sinh mỗi năm.

Lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam chủ yếu là trình độ đại học và các khóa ngắn hạn. Số lưu học sinh học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không nhiều. Lưu học sinh học tiến sĩ chủ yếu đến từ Lào, Campuchia và một số lưu học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học ngành Việt Nam học.

Số lượng lưu học sinh đến từ Lào và Campuchia chiếm gần 80% tổng số lưu học sinh tại Việt Nam. Do mối quan hệ kinh tế của Việt Nam phát triển tốt, số lưu học sinh từ một số quốc gia, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản... học tập tại Việt Nam tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường tiếp tục khai thác thế mạnh, thu hút sinh viên các quốc gia có mối quan hệ tốt với Việt Nam.

Trong số các cơ sở giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thu hút được nhiều lưu học sinh nhất, với hơn 1.000 sinh viên đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tiếp đến là Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng.

Khảo sát gần 1.000 lưu học sinh học tập tại Việt Nam năm 2021 cho thấy, đa số đều hài lòng về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất và sự quan tâm của các thầy cô giáo.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc ghi nhận, công tác tiếp nhận, đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài giai đoạn 2016-2021 đã được đa dạng hóa và có nhiều thay đổi cơ bản về chất và lượng so với giai đoạn trước. Các cơ sở giáo dục đại học rất nỗ lực hội nhập quốc tế, trong đó có hợp tác đào tạo lưu học sinh nước ngoài.

Giai đoạn 2022-2030, các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh công tác thu hút sinh viên quốc tế, nâng cao số lượng, chất lượng chương trình đào tạo quốc tế. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục đại học phải lấy chất lượng làm đầu; tăng cường thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, nâng cao tình đoàn kết, hữu nghị.

“Ngoài học tập, lưu học sinh nước ngoài còn trở thành đại sứ văn hóa, cầu nối tình hữu nghị, điều này đặc biệt quan trọng. Do đó, công tác đào tạo không chạy theo số lượng, không du di chất lượng, phải tuân thủ các thỏa thuận, đảm bảo các yêu cầu chất lượng đầu vào, trình độ Tiếng Việt và chuẩn đầu ra”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan sẽ rà soát và hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút, đào tạo, quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý.

Bộ và các cơ sở giáo dục đại học tăng cường ký kết các văn bản thỏa thuận, điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi học sinh, sinh viên tạo khung pháp lý thúc đẩy việc thu hút lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn, lãnh đạo các cơ sở đào tạo quan tâm đến công tác lưu học sinh, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết, phù hợp với nhu cầu người học.

Các trường cũng cần đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó, ưu tiên các chương trình bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất cho lưu học sinh nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị, chiến lược chung của các trường cần nhấn mạnh chất lượng đào tạo, coi trọng giao lưu văn hóa, phát triển tình hữu nghị với các nước.

Tại hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia Chay Navuth bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã dành sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cho Campuchia, Lào. Việt Nam không chỉ đào tạo về chuyên môn, còn kết nối tình đoàn kết, hữu nghị giữa 3 nước láng giếng thông qua công tác đào tạo.

Đại sứ Chay Navuth mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lưu học sinh nói chung và lưu học sinh Campuchia nói riêng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt chung tay hỗ trợ Cuba sau vụ cháy kho dầu

Doanh nghiệp Việt chung tay hỗ trợ Cuba sau vụ cháy kho dầu

Ngày 19/8, Công ty Thái Bình của Việt Nam đã trao tặng Cuba 100.000 USD để chung tay cùng đảo quốc Caribbean khắc phục hậu ...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/8): Chiều tối và đêm có mưa dông rải rác trên cả nước; có nơi mưa rất to, thời tiết nguy hiểm trên biển

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/8): Chiều tối và đêm có mưa dông rải rác trên cả nước; có nơi mưa rất to, thời tiết nguy hiểm trên biển

Dự báo thời tiết từ ngày 20/8, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; từ chiều tối và đêm ...

Mỹ lần đầu viện trợ Kiev xe bọc thép chống mìn, Nga tố Ukraine khiêu khích tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Mỹ lần đầu viện trợ Kiev xe bọc thép chống mìn, Nga tố Ukraine khiêu khích tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Ngày 19/8, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, gói hỗ trợ an ninh mới nhất của Tổng thống Mỹ Joe ...

Tin thế giới 19/8: Ukraine lo Nga làm điều này ở Zaporizhzhia, ứng viên Thủ tướng Anh muốn ‘cấm cửa’ ông Putin tại G20

Tin thế giới 19/8: Ukraine lo Nga làm điều này ở Zaporizhzhia, ứng viên Thủ tướng Anh muốn ‘cấm cửa’ ông Putin tại G20

Ukraine lo Nga cắt nguồn ở nhà máy Zaporizhzhia, Ngoại trưởng Anh muốn ‘cấm cửa’ lãnh đạo Nga tại G20, Tokyo đề xuất thượng đỉnh ...

Văn hóa Việt Nam thu hút tại Hội thao Quân sự quốc tế

Văn hóa Việt Nam thu hút tại Hội thao Quân sự quốc tế

Tại Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2022, Đội quân Văn hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giới thiệu triển lãm ...

(theo TTXVN)