TIN LIÊN QUAN | |
WEF Davos 2017: LHQ khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong phát triển bền vững | |
Làm sao để chấm dứt tình trạng đói nghèo? |
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN &PTNN) Nguyễn Xuân Cường khi chia sẻ về các chương trình hợp tác giữa Bộ NN &PTNN với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cũng như những dự định hợp tác sắp tới với WEF tại sự kiện Hội nghị WEF tại Thụy Sỹ vừa qua.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. (Nguồn: VOV) |
Hợp tác chặt chẽ với WEF
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ nhiều năm nay, Việt Nam hợp tác chặt chẽ với WEF trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Sáng kiến “ Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”. Việt Nam bắt đầu tham gia sáng kiến này từ năm 2010 thông qua việc gắn kết sự tham gia của các bên liên quan là Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân, đặc biệt là thông qua mô hình đối tác công - tư (PPP).
Các hoạt động đối tác công tư trong nông nghiệp được triển khai dưới hình thức Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT để hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. PSAV đặt mục tiêu, nâng cao tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững, xây dựng, hỗ trợ chính sách và các phương thức canh tác nông nghiệp tốt tại Việt Nam; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Bộ NN & PTNT và các đối tác, bao gồm, các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, xây dựng chính sách, chương trình/dự án cho phát triển nông nghiệp bền vững; đóng góp xây dựng phương thức quản lý phát triển bền vững dựa trên cơ sở khoa học và đồng thuận của các đối tác thành viên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, tính đến nay, Việt Nam đã triển khai hoạt động 8 nhóm công tác PPP ở các ngành hàng cà phê, chè, rau quả, thủy sản, hàng hóa, hồ tiêu và gia vị, hóa chất và tài chính nông nghiệp. Khoảng 10.000 nông dân Việt Nam đã tham gia các mô hình trình diễn kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn vững bền cho một số nông sản với sự phối hợp của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Netstle, Metro Cash and Cary, Syngenta, Cargill, Bunge, Pepsico … Các mô hình này đảm bảo các tiêu chí kinh tế - xã hội – môi trường nằm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Trong thời gian tới, Bộ NN & PTNT chủ trương đẩy mạnh hoạt động PSAV thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường đối thoại giữa 4 bên: Bộ NN & PTNT - các công ty nước ngoài - các công ty trong nước - hiệp hội ngành hàng nông nghiệp. Một số nhóm công tác PPP cho các ngành hàng sẽ được thành lập thêm, trước mắt là ngành hàng gạo và chăn nuôi. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp sẽ chú trọng hơn đến công tác tổ chức lại hệ thống quản lý ngành hàng nông nghiệp chủ lực, đứng đầu là Ban điều phối ngành hàng với đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, nông dân.
Ban điều phối ngành hàng sẽ tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng một cách đồng bộ, xây dựng chính sách, điều hành thị trường và làm đối tác chính trong giao dịch với quốc tế, xây dựng cơ chế từng bước chuyển giao các dịch vụ công trong kinh doanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tăng cường phát triển các mô hình hợp tác PPP
Về các dự định hợp tác sắp tới giữa Bộ NN &PTNN với WEF, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam hướng tới thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện và bền vững, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết tăng cường phát triển các mô hình sản xuất và đầu tư theo hình thức PPP.
Ngành hàng cà phê có mô hình hợp tác PPP hiệu quả nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. (Nguồn: Doanhnhan.vn) |
Nhằm giúp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á nói chung tăng cường phát triển các mô hình sản xuất và đầu tư PPP, Bộ NN &PTNN đã đề xuất WEF hỗ trợ Việt Nam nhân rộng hợp tác đối với 10 mặt hàng chủ lực quốc gia, tiến tới nhân rộng ra các nhóm mặt hàng cấp tỉnh và nhóm các mặt hàng địa phương. Việt Nam cũng mong muốn được hỗ trợ nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh phù hợp hơn với các nội dung của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mục tiêu phát triển chiến lược của Chính phủ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng mong muốn tạo cầu nối để các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia, chia sẻ thông tin, triển khai các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phát thải thấp, phát triển nền nông nghiệp xanh và cảnh quan bền vững. Cuối cùng, Việt Nam chú trọng việc hỗ trợ các tổ chức ngành nghề như như Hiệp hội ngành hàng, Hội nông dân, Hợp tác xã trong việc đào tạo và nhân rộng các mô hình dự án thành công, qua đó giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh hội nghị thường niên WEF là cơ hội lớn để Bộ NN&PTNT quảng bá ngành nông nghiệp Việt Nam và các thành tựu to lớn của ngành tới cộng đồng quốc tế, tìm hiểu các cơ hội hợp tác về khoa học công nghệ và đầu tư với các quốc gia phát triển, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư từ các công ty và tập đoàn lớn vào ngành nông nghiệp Việt Nam.
Di sản bảo tồn tốt có thể giúp xóa đói giảm nghèo Hội thảo quốc tế Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững: Lý luận, thực tiễn và các giải pháp chính sách do ... |
Phát triển bền vững phải được đánh giá, đo lường cụ thể Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Hội ... |
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển bền vững và thực chất Ngày 21/11, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã có cuộc nói chuyện về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tại Học ... |