TIN LIÊN QUAN | |
ADB ca ngợi tăng trưởng cao của Việt Nam | |
ADB: Việt Nam là hành lang kết nối khu vực Tiểu vùng sông Mekong |
Giám đốc quốc gia của ADB Eric Sidgwick nhận định, được hỗ trợ bởi năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế sẽ bứt phá trong năm 2018, nhờ đó, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất của khu vực.
“Tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi sự mở rộng mạnh mẽ lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu, gia tăng tiêu dùng nội địa, dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước, cũng như cải thiện lĩnh vực nông nghiệp”, ông Eric Sidgwick cho hay.
ADB công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2018 ngày 11/4 tại Hà Nội. (Ảnh: Vi Vi) |
Báo cáo cũng dự báo, lạm phát sẽ đạt mức trung bình 3,7% trong năm nay, tăng lên so với mức 3,5% của năm 2017 và đạt tới 4,0% trong năm 2019, do sự gia tăng cầu nội địa và giá cả hàng hóa toàn cầu.
Giám đốc quốc gia của ADB Eric Sidgwick nhận định: “Sự tăng cường nỗ lực thu ngân sách trên mọi lĩnh vực của Chính phủ trong năm 2017 đã giúp kéo giảm nợ công xuống còn 61,3% GDP vào cuối năm 2017. Sự củng cố tài khóa cùng với lạm phát ở mức thấp sẽ tạo điều kiện tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô”.
Trong khi nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng vững chắc của Việt Nam, Báo cáo cũng lưu ý một số nguy cơ lớn đối với triển vọng này. Theo Báo cáo, nợ xấu chưa được xử lý trong khu vực tài chính và các ngân hàng thiếu vốn là nguồn rủi ro nội tại đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam cũng như khả năng tăng trưởng tín dụng nhanh bất ngờ, mặc dù Nghị quyết do Quốc hội mới ban hành và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã có hiệu lực.
Đồng thời, mọi động thái tăng cường bảo hộ thương mại như triển vọng Mỹ sẽ tăng thuế đối với mặt hàng thép và nhôm sẽ ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam. Việc phụ thuộc đáng kể vào vốn FDI và thương mại với Hàn Quốc cũng khiến Việt Nam rủi ro hơn đối với các căng thẳng địa chính trị. Biến động trên thị trường tài chính quốc tế gia tăng hoặc luồng vốn gián đoạn sẽ có ảnh hưởng lan toả đáng kể đến thị trường nội địa.
Kim ngạch thương mại hằng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GPD. (Nguồn: Tạp chí Tài chính) |
Đáng chú ý, Báo cáo cho rằng, kim ngạch thương mại hằng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GPD đang khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore. Những tác động từ mối quan hệ thương mại giữa hai đối tác lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo cũng khuyến nghị, Việt Nam cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng nhằm bảo đảm tăng trưởng được duy trì bền vững và công bằng.
"Trong thập niên vừa qua, Việt Nam đã có thể huy động nguồn cung lớn nhân lực trẻ, được đào tạo để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo cần nhiều lao động. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Việt Nam dần trở nên phức tạp hơn thì khoảng cách giữa trình độ của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Nếu không được khắc phục, sự thiếu hụt kỹ năng này có thể trở thành rào cản lớn đối với những tham vọng phát triển của Việt Nam", ông Sidgwick chỉ rõ.
Công nghiệp chế biến tăng trưởng mạnh, đưa GDP Quý I/2018 đạt kỷ lục Đó là những thông tin ấn tượng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội được Tổng cục Thống kê (TCTK) - Bộ Kế ... |
WB: CPTPP sẽ góp tăng thêm 1,1% GDP cho Việt Nam Báo cáo về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công ... |
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 ước tăng 6,81% Công bố tại cuộc Họp báo Công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, chiều ngày 27/12, tại Hà ... |