Hành trình chinh phục trái tim, tiếp nối sứ mệnh vì quyền con người:

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!

Phương Hằng
Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ). Theo dõi tin từ Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (2014-2018) vô cùng vui mừng, xúc động và tự hào!
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!
Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. (Nguồn: UN)

Là nhà ngoại giao có nhiều gắn bó với ngoại giao đa phương, cũng là Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ trong nhiệm kỳ đầu Việt Nam là thành viên HĐNQ (2014-2016), Đại sứ có thể chia sẻ cảm nhận của cá nhân trước tin vui mới nhất về ngoại giao đa phương của đất nước? Lúc này, điều Đại sứ nghĩ đến đầu tiên là gì?

Tôi rất vui mừng, xúc động và tự hào. Chúc mừng Việt Nam! Chúc mừng các nhà ngoại giao Việt Nam! Bầu thành viên HĐNQ là một trong những cuộc bầu cử khó khăn nhất, cạnh tranh gay gắt nhất tại LHQ. Lần thứ hai được bầu vào HĐNQ - cơ chế quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống Liên hợp quốc, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp hiện nay, là vinh dự lớn đối với đất nước ta.

Đây là sự khẳng định của quốc tế đối với những nỗ lực và thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, đối với chính sách nhất quán của Việt Nam “lấy con người làm trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”, “bảo đảm người dân được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển” và tin ở năng lực của Việt Nam đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên thế giới, một trong ba trụ cột chính của LHQ.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!
Đại sứ Nguyễn Phương Nga. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đây là một thành công mới, một kết quả rất đỗi tự hào của ngoại giao Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Đại sứ từng chia sẻ rằng tại LHQ, mặc dù Việt Nam không phải là một nước lớn, tiềm lực kinh tế chưa mạnh như nhiều nước khác, vậy nhưng Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao, được lắng nghe và tin cậy. Vì sao có được điều đó, thưa Đại sứ?

Trước hết, đó là uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam. Việt Nam được nhìn nhận rộng rãi như một tấm gương về đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước; một câu chuyện thành công về khắc phục hậu quả chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng, phát triển đất nước, và hội nhập quốc tế; một đất nước hòa bình, ổn định, phát triển năng động, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ nói chung, tham gia tích cực vào các cơ chế của LHQ, trong đó có HĐNQ LHQ, đóng góp tích cực vào các hoạt động của LHQ trên cả ba trụ cột hòa bình - an ninh, phát triển và quyền con người. Việt Nam luôn có cách tiếp cận tổng thể, cân bằng, xây dựng, khách quan, chú trọng đối thoại và hợp tác.

Trong khi thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, Việt Nam luôn tôn trọng và quan tâm đến lợi ích của các quốc gia khác và thúc đẩy quan tâm, lợi ích chung của nhân loại, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các nước trong phạm vi khả năng của mình.

Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả Việt Nam đảm nhiệm thành công 2 nhiệm kỳ là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ 2008-2009 và 2020-2021 cũng như lần đầu tiên làm thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.

Theo Đại sứ, bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay đặt ra những thách thức như thế nào trong việc đảm bảo quyền con người?

Bối cảnh quốc tế hiện nay đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo đảm quyền con người. Đối đầu, các biện pháp bao vây, cấm vận, bạo lực và xung đột vũ trang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh, phát triển và cuộc sống của người dân ở nhiều nơi trên thế giới.

Tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế suy thoái, giá năng lượng, lương thực, lạm phát tăng cao ở nhiều nước, biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái cũng như các thách thức an ninh phi truyền thống khác đang làm gia tăng chia rẽ và bất bình đẳng, xóa bỏ thành tựu phát triển của thế giới nhiều năm qua, đẩy lùi nỗ lực hướng tới đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của LHQ.

Những diễn biến phức tạp của tình hình làm sâu sắc thêm sự khác biệt về quan điểm, cách tiếp cận giữa các nước và các nhóm nước, đòi hỏi các thành viên HĐNQ nỗ lực tăng cường đối thoại và hợp tác, trong khi thúc đẩy các giá trị phổ quát cần tôn trọng sự khác biệt, tránh áp đặt, tiêu chuẩn kép và chính trị hóa, không can thiệp vào công việc nội bộ, phấn đấu vì mục tiêu chung là xây dựng một thế giới hoà bình, nơi mọi người dân có cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!
Niềm vui của các thành viên đoàn Việt Nam tham dự phiên họp Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu các thành viên mới của HĐNQ LHQ.

Thưa Đại sứ, mục tiêu cao cả của LHQ hay HĐNQ là làm cho cuộc sống của mỗi người dân ngày một tốt đẹp hơn. Đại sứ kỳ vọng như thế nào về đóng góp của Việt Nam trong nhiệm kỳ lần này tại HĐNQ?

Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý trong việc đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ, để lại dấu ấn thông qua thúc đẩy các sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về Biến đổi khí hậu và quyền con người, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em…

Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của HĐNQ trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế, bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…

Chúng ta cũng tích cực thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước trong khuôn khổ HĐNQ, cũng như giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo, bảo đảm HĐNQ hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

Trong nhiệm kỳ sắp tới, với tôn chỉ hành động là “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Bảo đảm tất cả các quyền cho tất cả mọi người”, tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội đồng, tích cực hợp tác với các nước để thúc đẩy các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐNQ thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới một cách toàn diện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Phát huy truyền thống của ngoại giao Việt Nam và kinh nghiệm đã tích luỹ được, chúng ta sẽ có nhiều sáng kiến thiết thực, phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy đối thoại, hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần khách quan và xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và tham khảo những kinh nghiệm tốt của các nước, đóng góp vào việc thúc đẩy quyền con người gắn liền với các trọng tâm của LHQ và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Chắc chắn Việt Nam sẽ đảm đương tốt trách nhiệm của mình tại LHQ, xứng đáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước thành viên LHQ đã tín nhiệm dành lá phiếu của mình cho Việt Nam hôm nay.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Chủ tịch Hội các sáng kiến Canada-ASEAN: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về quyền con người đáng ngưỡng mộ

Chủ tịch Hội các sáng kiến Canada-ASEAN: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về quyền con người đáng ngưỡng mộ

Giáo sư Julie Nguyễn - Chủ tịch Hội các sáng kiến Canada-ASEAN đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển, nâng ...

Thông điệp Việt Nam muốn ‘truyền tải’ khi ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Thông điệp Việt Nam muốn ‘truyền tải’ khi ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 cho thấy chính sách xuyên suốt và nhất quán của Việt ...

Bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam: Thực trạng và thách thức

Bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam: Thực trạng và thách thức

Quyền con người là những giá trị cao quý nhất, kết tinh của văn hóa quyền - thành quả của quá trình đấu tranh của ...

Việt Nam tích cực tham gia đóng góp tại Khoá họp 51 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam tích cực tham gia đóng góp tại Khoá họp 51 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 7/10, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ đã bế mạc Khóa họp thường ...

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy chính sách nhất quán của Việt Nam là ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và ...
Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ với địa phương...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đêm văn hóa Việt Nam-Myanmar là một dấu ấn quan trọng trong việc kết nối tình hữu nghị, hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp Sri Lanka kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động