Việt Nam-UNFPA: Quan hệ đối tác tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trong hơn 4 thập niên qua, UNFPA có những hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung trong y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, song một số tổ chức quốc tế trực thuộc hệ thống thể chế đa phương lớn nhất hành tinh đã viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975; trong số đó phải kể đến Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).

Trả lời phỏng vấn TTXVN nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977-20/9/2021), Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara đã chia sẻ về mối quan hệ hợp tác giữa tổ chức này với các đối tác Việt Nam trong thời gian qua và triển vọng phát triển trong thời gian tới.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam. (Nguồn: UNFPA)
Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam. (Nguồn: UNFPA)

Mối duyên bắc cầu từ 20 năm

Cách đây đúng 2 năm, vào tháng 9/2019, bà Naomi Kitahara bắt đầu đảm nhận vị trí Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, khi Văn phòng UNFPA đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình quốc gia lần thứ 9.

Theo bà Naomi Kitahara, "kinh nghiệm của tôi về Việt Nam phải tính từ 20 năm trước, khi tôi công tác ở trụ sở của UNFPA tại New York, phụ trách theo dõi các dự án tại Việt Nam". Ở cương vị đó, bà đã có cơ hội đến Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật cho Văn phòng đại diện của UNFPA.

Bây giờ khi trở lại Việt Nam, bà được chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc.

Việt Nam hiện là một quốc gia có thu nhập trung bình, với tiềm năng phát triển rất cao, nhờ vào những con người năng động, chăm chỉ, cũng như cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa đất nước lên một trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn.

Sứ mệnh của UNFPA là hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu không có ca tử vong mẹ khi có thể phòng ngừa được, không có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình nào không được đáp ứng và không có bạo lực dựa trên cơ sở giới cùng những thực hành có hại đối với phụ nữ, trẻ em gái trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững đến năm 2030.

Tin liên quan
Trao giải cuộc thi sáng tác truyền thông Nam giới hành động - Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ Trao giải cuộc thi sáng tác truyền thông Nam giới hành động - Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ

UNFPA hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các bên liên quan để cải thiện khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ có chất lượng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; thu thập và phân tích dữ liệu dân số chất lượng cao; giải quyết vấn đề bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới; thúc đẩy phát triển của thanh niên và cung cấp bảo trợ xã hội cho người già.

Các đối tác của UNFPA rất đa dạng bao gồm các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan truyền thông, khu vực tư nhân cũng như các đối tác phát triển khác trong và ngoài hệ thống Liên hợp quốc.

Người đứng đầu UNFPA tại Việt Nam cảm kích trước "sự hợp tác tuyệt vời mà chúng tôi đã có được với tất cả các đối tác của mình. Gần đây, chúng tôi đã thành công không chỉ trong việc củng cố các quan hệ đối tác hiện có mà còn phát triển thêm các quan hệ đối tác mới, đặc biệt là với khu vực tư nhân để đạt hỗ trợ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở Việt Nam".

Theo bà Naomi Kitahara, nếu không có những quan hệ quan hệ đối tác và hợp tác vững chắc như vậy thì việc triển khai chương trình quốc gia của UNFPA sẽ không đạt được hiệu quả như vậy.

Vai trò đồng hành

Trong hơn 40 năm hoạt động tại Việt Nam, UNFPA rất tự hào được đóng góp vào những thành tựu ngoạn mục của Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm 72% trong những năm qua và Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đạt được kết quả này.

UNFPA đang tiếp tục nỗ lực triển khai khám chữa bệnh từ xa như một phần của quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục có chất lượng.

Cùng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao-Thương mại Australia (DFAT), UNFPA đã tổ chức cuộc Điều tra quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới cho đến nay đã hai lần thực hiện cuộc khảo sát như vậy, với những phương pháp đáng tin cậy và được quốc tế công nhận. Thực hiện hai cuộc điều tra cho phép chúng ta phân tích các xu hướng về bạo lực đối với phụ nữ.

Cuộc điều tra đã cung cấp bằng chứng cho thấy vẫn còn 2/3 phụ nữ ở Việt Nam phải trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực trong đời. Ngoài ra, hơn 90% trong số họ không bao giờ tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào và như vậy thì bạo lực trên cơ sở giới vẫn tiếp tục tiềm ẩn trong xã hội. Bạo lực với phụ nữ đang gây tổn hại cho nền kinh tế, lên đến khoảng 1,81% GDP. Đây là một mức cao đáng báo động.

Cuộc điều tra cũng đưa ra các khuyến nghị cho Chính phủ để ra những quyết định, chính sách phù hợp. Hiện chúng tôi đang chuyển hướng sang các biện pháp can thiệp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (bên trái) và Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà (bên phải) ký bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bạo lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 22/3/2021. (Nguồn: TTXVN)
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara và Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà ký bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bạo lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 22/3/2021. (Nguồn: TTXVN)

Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Trung tâm dịch vụ một cửa đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các gói dịch vụ toàn diện dựa trên phương pháp lấy nạn nhân làm trung tâm đã được thành lập vào năm ngoái tại tỉnh Quảng Ninh (mô hình Ngôi nhà Ánh Dương).

Theo bà Naomi Kitahara, đường dây nóng đang nhận được trung bình hơn 1.000 cuộc gọi yêu cầu trợ giúp mỗi tháng.

Cuối cùng, UNFPA đã hỗ trợ Chính phủ thực hiện cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. Với quy mô dân số lớn, đây thực sự là một thách thức.

"Chúng tôi đã hỗ trợ áp dụng công nghệ thông tin trong điều tra để tăng tốc độ thu thập dữ liệu và giảm thiểu sai sót của con người. Trong vòng 6 tháng sau ngày tổng điều tra, báo cáo đã được công bố. Đó là một kết quả đáng kinh ngạc trong kinh nghiệm quốc tế về tổng điều tra dân số".

Cuộc điều tra cho thấy những đặc trưng dân số đáng chú ý. Cơ cấu dân số đang thay đổi với gần 70% dân số là trong độ tuổi lao động (15-64), tạo ra thời kỳ “dân số vàng” quan trọng làm tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội đáng kể nếu đi kèm những chính sách thích hợp.

Do vậy, UNFPA ủng hộ nỗ lực của Chính phủ trong việc thông qua Luật Thanh niên sửa đổi, thúc đẩy sự tham gia của thanh, thiếu niên vào quá trình phát triển của đất nước, cung cấp giáo dục tình dục toàn diện bao gồm sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức già hóa dân số nhanh, là kết quả của sự sụt giảm mức sinh. UNFPA hỗ trợ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường các hình thức bảo trợ xã hội cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia chăm sóc và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi.

Năm ngoái, khi các tỉnh miền Trung phải hứng chịu lũ lụt và sạt lở đất bên cạnh dịch Covid-19, UNFPA đã cung cấp những hỗ trợ khẩn cấp đảm bảo chăm sóc phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực gia đình. UNFPA là tổ chức đi đầu trong việc phối hợp với các đối tác quốc gia và quốc tế để giải quyết những vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới trong các môi trường nhân đạo.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ Lễ ký kết dự án hỗ trợ thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 15/9/2021. (Nguồn: TTXVN)
Bà Naomi Kitahara phát biểu tại buổi lễ Lễ ký kết dự án hỗ trợ thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 15/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Những khuyến nghị

Việt Nam cùng các quốc gia khác đang trong Thập kỷ hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam đã sớm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện Chương trình, thể hiện cam kết mạnh mẽ và đang trong quá trình tích cực thực hiện.

Là một quốc gia có thu nhập trung bình, điều quan trọng là Việt Nam cần tập trung giải quyết vấn đề bất bình đẳng và chênh lệch, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19. Ví dụ, tử vong mẹ tính theo tỷ lệ trung bình cả nước đã giảm đáng kể (như đã đề cập ở trên) nhưng tử vong mẹ ở các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao.

Tương tự, nhiều người khuyết tật ở Việt Nam chưa được tiếp cận đầy đủ tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục có chất lượng, họ cũng có thể là đối tượng của bạo lực gia đình. Phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ cao tuổi, cũng dễ là nạn nhân của bạo lực. Do đó, việc đảm bảo rằng những nhóm người này có thể tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo trợ xã hội là rất quan trọng.

Với đại dịch Covid-19, người lao động nhập cư trong và ngoài nước sẽ gặp nhiều khó khăn cần được hỗ trợ đặc biệt, thông qua các hình thức tạo thu nhập, tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng sống và giáo dục tình dục toàn diện. UNFPA cung cấp khuyến nghị cho các quốc gia theo các nguyên tắc của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD).

Tin liên quan
Gần một nửa phụ nữ trên thế giới không được quyền tự chủ thân thể của chính mình Gần một nửa phụ nữ trên thế giới không được quyền tự chủ thân thể của chính mình

Ở Việt Nam, UNFPA hỗ trợ những nỗ lực đảm bảo các cá nhân, các cặp vợ chồng có thể quyết định một cách tự do, có trách nhiệm về số lượng, khoảng cách và thời gian sinh con của mình.

Trong phân tích về cơ cấu dân số, một điều rõ ràng là nguyên nhân của già hóa dân số không chỉ do tỷ lệ tử vong giảm và tuổi thọ trung bình tăng mà còn bởi vì mức sinh giảm.

Ngoài ra, tỷ lệ chênh lệch giới khi sinh ở Việt Nam hiện cao thứ ba châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, chủ yếu vì người dân lựa chọn giới tính trước sinh do hạn chế sinh sản, bên cạnh tập quán ưa thích con trai cũng như sự phổ biến của các kỹ thuật sinh sản.

Trong bối cảnh này, các nguyên tắc của ICPD nhằm thúc đẩy quyền và sức khỏe tình dục-sinh sản cho tất cả mọi người dân, bất kể tuổi tác, dân tộc hay giới tính là rất quan trọng.

Bà Naomi Kitahara tin tưởng rằng, quan hệ đối tác giữa UNFPA và Việt Nam trong hơn 4 thập niên qua sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. UNFPA luôn khẳng định cam kết tiếp tục “hỗ trợ Việt Nam trở thành nơi an toàn cho mọi phụ nữ mang thai, bên cạnh việc giúp phát huy tiềm năng của mỗi người trẻ để đảm bảo rằng sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”.

Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương

Phục hồi sau đại dịch Covid-19: Phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương

Trong những đối tượng việc làm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, có những nhóm dễ bị tổn thương cần đặc biệt lưu ý là lao ...

UNFPA: Hơn 5.000 bộ đồ dùng thiết yếu đang đến với phụ nữ vùng dịch Covid-19

UNFPA: Hơn 5.000 bộ đồ dùng thiết yếu đang đến với phụ nữ vùng dịch Covid-19

Hơn 5.100 bộ đồ dùng thiết yếu do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tài trợ đã và đang được phân ...

(theo VietnamPlus)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động