Việt Nam ủng hộ phát triển quan hệ hợp tác Nga - ASEAN

Ngô Đức Mạnh
Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga
TGVN. Ngày 23/10, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh có bài tham luận tại Hội thảo bàn tròn “Quan hệ Nga – ASEAN: Vai trò của Việt Nam” tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow. TG&VN trân trọng trích đăng bài viết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean Việt Nam ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác Nga - ASEAN
viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean Thúc đẩy vai trò của các chính đảng trong phát triển quan hệ Nga - ASEAN
viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean
Đại sứ Ngô Đức Mạnh phát biểu khai mạc Hội thảo. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Trong thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN phát triển năng động, trong đó sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng là hai bên quyết định nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2018. Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN từ năm 1995, Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mới đạt được trong quan hệ hợp tác Nga và ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng. ASEAN và Nga cùng nhau chia sẻ những lợi ích nền tảng và đồng thời đang đối mặt với nhiều thách thức toàn diện mới.

Trở thành đối tác của ASEAN vào năm 1996, trong 20 năm qua, nước Nga đã làm được nhiều việc: Đối thoại chính trị được thúc đẩy; Từ năm 2017, Văn phòng đại diện thường trực của Nga tại Jakarta đã chính thức đi vào hoạt động. Nga cũng tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác với vai trò trung tâm của ASEAN như quan hệ đối tác đối thoại Nga - ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối tác đối thoại (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Hàng năm tiến hành các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao. Các nghị sỹ Nga cũng luôn duy trì các cuộc tiếp xúc với Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN.

Phương hướng hợp tác chủ đạo trong quan hệ Nga - ASEAN là phát triển hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế đa phương với vai trò chủ đạo của ASEAN dựa trên nền tảng có chung quan điểm và phối hợp giải quyết các thách thức truyền thống và các thách thức mới trong lĩnh vực an ninh, như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, các mối đe dọa trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin, buôn bán ma túy, cũng như giải quyết các vấn đề đảm bảo an ninh trên biển, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Theo phương hướng đó, Nga ủng hộ thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự ở mức cao với Việt Nam, Indonesia và Malaysia, Lào và dần trở thành một đối tác tin cậy đối với các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines hay Myanmar. Nhìn chung, có thể nói rằng, nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Nga trong lĩnh vực này là những cuộc tiếp xúc thường xuyên ở cấp cao; tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của luật pháp quốc tế; không theo đuổi chính sách bảo hộ và hành động đơn phương; cùng hướng tới một trật tự đa trung tâm ở khu vực dựa trên các luật chơi được các bên chấp nhận.

Tôi hoàn toàn nhất trí với đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergay Lavrov rằng “triết lý về chính sách đối ngoại của các nước chúng ta trên thực tế là giống nhau và các cách thức giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay bằng con đường đối thoại là trùng hợp”.

Trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa Nga và ASEAN đang được thúc đẩy thông qua việc thực hiện “lộ trình” hợp tác về thương mại và đầu tư Nga - ASEAN, việc tăng cường gắn kết với nhau về thể chế để đưa thị trường của các nước gần nhau hơn, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, khai thác khoáng sản…

Lộ trình hợp tác chung giữa Nga và ASEAN được thể hiện trong 60 dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao. Các chương trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp đã được thông qua và đang triển khai. Hội đồng kinh doanh Nga - ASEAN được thành lập và đang hoạt động. Năm 2018, tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN, đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa ASEAN và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), theo đó, sẽ thành lập khu vực thương mại tự do trong khuôn khổ EAEU không chỉ với Việt Nam, mà còn các nước khác trong ASEAN. Mới đây, vào đầu tháng 10 tại Erevan đã ký Thỏa thuận về khu vực thương mại tự do giữa EAEU và Singapore, cũng như ký Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa EAEU với Singapore.

Quan hệ thương mại Nga - ASEAN đang có xu hướng phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai bên năm 2017 tăng 35%, còn năm 2018 tăng 7%. Khối lượng đầu tư của hai bên vào thị trường của nhau vượt quá 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực nói trên còn tụt hậu so với mức độ hợp tác về chính trị và quân sự. Về khối lượng thương mại song phương, Nga thua kém tất cả các nước đối tác đối thoại khác của ASEAN. Theo số liệu năm 2018, Nga chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch thương mại của các nước ASEAN và 49% hàng xuất khẩu của Nga vào ASEAN là khoáng sản. Trong khi đó, ASEAN chỉ chiếm 2,8% tổng kim ngạch thương mại của Nga.

Hợp tác giữa Nga và ASEAN trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã đạt những kết quả khả quan mới. Trên cơ sở Hiệp định hợp tác liên chính phủ ký tháng 10/2010, các bên đã triển khai các sáng kiến chung như Quỹ tài chính của quan hệ đối tác đối thoại Nga - ASEAN dùng để hỗ trợ các quan hệ hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, du lịch, phát triển nguồn lực; Thỏa thuận Nga - ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành các “Năm Chéo” văn hóa vào năm kỷ niệm quan hệ đối tác đối thoại. Từ tháng 4/2018, hệ thống các trung tâm nghiên cứu thuộc các trường đại học hàng đầu của Nga và ASEAN đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Vào tháng 7/2009, đã thành lập Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) với mục đích chính là mở rộng các quan hệ về giáo dục, nhân văn và thanh niên giữa hai bên. Với sự hoạt động tích cực của Trung tâm, 3 Diễn đàn thanh niên Nga -ASEAN đã được tổ chức, trong đó lần cuối cùng đã diễn ra tại Vladivostok vào tháng 10/2015.

Cần nhận thấy rằng việc gia tăng lượng khách du lịch song phương có thể làm được nhiều điều cho việc phát triển các mối quan hệ về nhân văn, cũng như khắc phục vấn đề thiếu hụt thông tin giữa các bên.

viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean
Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Là đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của Nga ở Đông Nam Á, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Nga, Việt Nam có thể tiếp tục hỗ trợ việc củng cố mối quan hệ hợp tác Nga - ASEAN. Thực tế, chính những kết quả tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Nga là kinh nghiệm quý báu và là ví dụ điển hình để thu hút các nước thành viên ASEAN khác mở rộng quan hệ hợp tác với Nga.

Việt Nam và Nga luôn chú trọng đẩy mạnh quan hệ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; thiết lập và vận hành có hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương. Hơn nữa, cơ sở pháp lý cho quan hệ hai nước được hoàn thiện. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có gần 90 thỏa thuận hợp tác trong tất cả các lĩnh vực đã được ký kết và đang triển khai có hiệu quả.

Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Nga ngày càng được củng cố thông qua việc trao đổi đoàn và tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao, cũng như thông qua các cơ chế tham vấn và đối thoại chiến lược các cấp; phát triển quan hệ trên tất cả các kênh và trong các lĩnh vực từ kênh Đảng, Quốc hội, nhà nước đến hợp tác địa phương và ngoại giao nhân dân.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng hiện nay Việt Nam và Nga tiếp tục chia sẻ quan điểm về các vấn đề có lợi ích chung và tăng cường hợp tác quốc phòng trên cơ sở tin cậy và thực tế. Trong tương lại dài hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với Nga triển khai các cơ chế tham vấn và trao đổi trong lĩnh vực quốc phòng trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Trong định hướng phát triển kinh tế, hai nước Việt Nam và Nga có nhiều điểm chung, trước hết, đó là phát triển công nghệ, tăng cường phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh thương mại tự do và đầu tư chất lượng cao. Trên cơ sở đó và tận dụng những lợi thế của mình, Việt Nam và Nga đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Hai bên hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng và thương mại. Các công ty của Nga và các xí nghiệp liên doanh Việt - Nga như Rosneft, Gazprom, Vietsovpetro, RusVietpetro, GazpromViet, VietGazprom… đang hoạt động có kết quả tốt trên lãnh thổ hai nước. Tôi muốn nhấn mạnh rằng hoạt động của các xí nghiệp liên doanh này trên thềm lục địa của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, cũng như đảm bảo sự ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký Thỏa thuận về khu vực tự do thương mại với EAEU năm 2015. Sau khi Hiệp định này có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương Việt - Nga tăng nhanh: Năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 2-3 tỷ USD so với năm 2017. Đây là đóng góp tích cực, tạo xung lực cho hội nhập kinh tế và thương mại tự do, khi mỗi quốc gia thúc đẩy các lợi thế của mình và góp phần vào sự phồn vinh chung.

viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean
Đại sứ Ngô Đức Mạnh cho rằng Nga và ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa để cùng mở rộng và phát triển thực chất lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. (Nguồn: Investeast)

Với vai trò của mình trong ASEAN, Việt Nam kêu gọi Nga củng cố và phát triển toàn diện quan hệ hợp tác với ASEAN.

Thứ nhất, Nga cần tiếp tục ủng hộ và tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác với vai trò trung tâm của ASEAN.

Thứ hai, với tư cách là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề và loại bỏ các thách thức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Nga tạo ra sự cân bằng và ngăn ngừa các cuộc xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Sự ủng hộ của Nga đối với việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và nhanh chóng ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nga cũng cần củng cố sự hợp tác trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức.

Trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, cần soạn thảo các biện pháp nhằm xích lại các nền kinh tế của ASEAN và EAEU. Theo hướng này, kinh nghiệm của Việt Nam, quốc gia đầu tiên ký Thỏa thuận về khu vực tự do thương mại với EAEU, sẽ góp phần thúc đẩy tối đa những lợi thế của mỗi nước và bổ sung hỗ trợ lẫn nhau.

Chúng tôi tin rằng với những nỗ lực chung của các bên và hỗ trợ của Việt Nam, quan hệ giữa ASEAN và Nga sẽ đạt được nhiều kết quả thực tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục thực hiện vai trò “nước điều phối” quan hệ, Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của mình là cùng với các nước ASEAN nỗ lực thúc đẩy phát triển quan hệ nhiều mặt giữa ASEAN và Nga để sử dụng có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của hai bên.

viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean Việt Nam ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác Nga - ASEAN

TGVN. Ngày 23/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Trung tâm ASEAN thuộc Đại học MGIMO đã tổ chức Hội thảo ...

viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean Cú hích mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

TGVN. Tạp chí Международная Жизнь/Đời sống quốc tế (Nga) vừa đăng bài viết của Đại sứ Ngô Đức Mạnh về mối quan hệ đối tác chiến ...

viet nam ung ho phat trien quan he hop tac nga asean Đại sứ Ngô Đức Mạnh đánh giá triển vọng quan hệ Việt - Nga

TGVN. Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh có bài viết với tiêu đề "Tiềm năng 'thiên thời, địa lợi, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối, Hồng quyết chiến với ông trùm Quân "già" và trở về tìm mẹ con Diễm như đã hứa...
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/11/2024.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và Houaphanh.
Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Hoạt động kết nối giữa tỉnh Bursa và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng gắn kết, quảng bá tốt hơn về đất nước, con người...
Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Ngày 17/11, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn cán bộ, nhân viên Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội ...
Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền.
Phiên bản di động